EU xác nhận 91% trữ lượng thủy sản ở Địa Trung Hải bị lạm thác

29/07/2014 12:00 - 581 lượt xem

(vasep.com.vn) Tổ chức Oceana đã đề xuất một loạt các biện pháp để giải quyết tình trạng lạm thác đến mức báo động đang diễn ra trong vùng biển Địa Trung Hải, ảnh hưởng tới 88 trong số 97 loài thủy sản được đánh giá. Tỷ lệ lạm thác trong vùng biển này ngày càng tăng trong những năm qua, khiến Địa Trung Hải bị coi là vùng biển có tình trạng tồi tệ nhất ở châu Âu.

Oceana đề xuất biện pháp cụ thể để đảo ngược xu hướng  này trong vùng biển Địa Trung Hải, vùng biển bị lạm thác mạnh nhất ở châu Âu. Tổ chức bảo tồn biển quốc tế đang kêu gọi các biện pháp mạnh mẽ, dựa trên tư vấn khoa học, để thay đổi xu hướng này.

"Càng đánh giá các loài ở Địa Trung Hải, càng nhận thấy rõ tình trạng đánh bắt quá mức cao trong khu vực cao đến thế nào. Đã đến lúc có hành động cụ thể để chấm dứt tình trạng nghiêm trọng này. Các nhà quản lý không thể tiếp tục quay lưng lại với tình hình này, mà phải phối hợp với các nhà khoa học xây dựng kế hoạch quản lý trên cơ sở kiến thức chuyên sâu ", ông Xavier Pastor, giám đốc điều hành của Oceana ở châu Âu cho biết.

Oceana kêu gọi sự kết hợp của các biện pháp sau đây vào kế hoạch quản lý khu vực:

- Xác định và bảo vệ thông qua việc đóng cửa khu vực sinh sản của một số loài cá có giá trị thương mại, đặc biệt là những khu vực quy tụ cá con (môi trường sống quan trọng của cá): Mục tiêu là  phục hồi trữ lượng sau khi bị đánh bắt quá mức.

- Đưa ra các kế hoạch dài hạn để quản lý bền vững của các loài cá: Điều này sẽ đảm bảo nguồn lợi thủy sản tăng và nghề cá có lợi nhuận cao hơn.

- Cải thiện bằng chứng khoa học về tình trạng nguồn lợi thủy sản ở Địa Trung Hải: Điều này sẽ hỗ trợ thông tin cho việc quản lý.

- Áp dụng các phương pháp tiếp cận phòng ngừa khi không có số liệu: Điều này sẽ cho phép giảm áp lực khai thác và bảo tồn các loài cá  cho đến khi có được dữ liệu thích hợp.

Theo thông tin của Ủy ban, 91% các loài tại Địa Trung Hải bị đánh bắt quá mức. Tình trạng này rất đáng báo động: 96% các loài cá đáy (72 trên tổng số 75 loài) bao gồm cá tuyết hake châu Âu, cá đối đỏ và tôm nước lạnh và 59% (16 trong số 28 loài cá nổi) bao gồm cá cơm, cá mòi, bị đánh bắt quá mức. Hơn nữa, vẫn còn một số loài chưa bao giờ được đánh giá tình trạng. Điều này có nghĩa là tình hình chung có thể tồi tệ hơn so với báo cáo của Ủy ban.

"Lạm thác không phải là vấn đề duy nhất ở Địa Trung Hải. Trong số các hoạt động, hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và quá mức cho phép là bất cập cần được giải quyết bằng việc thực thi pháp luật hiện hành một cách phù hợp. Hơn nữa, chính sách đánh bắt thủy sản cần phải tương thích với việc thực hiện các biện pháp ứng phó với các luật của EU liên quan đến bảo tồn như việc thiết kế và quản lý của hệ thống trên biển Natura 2000", ông Pastor nói thêm. 

Nguồn: The Fish Site

Quảng cáo sản phẩm