Giải quyết tranh chấp số DS312

07/01/2015 12:00 - 3785 lượt xem

Hàn Quốc — Các mức thuế chống bán phá giá với giấy nhập khẩu từ Indonesia

Tiêu đề:

Hàn Quốc – Giấy

Nguyên đơn:

Indonesia

Bị đơn:

Hàn Quốc

Các bên thứ ba:

Canada, Đài Loan, EC, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục I, Phụ lục II, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 3.7,4.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.7, 5.8, 6.1, 6.2, 6.4,6.5, 6.7, 6.8, 6.9, 6.10, 9.3, 12.1.1, 12.2,2.1, 2.2, 2.4, 2.6; GATT 1994: Điều  VI:1, VI:2(a), VI:2(b), VI:6

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

04 tháng 06 năm 2004

Ngày lưu hành Báo cáo  của Ban Hội thẩm:

28 tháng 10 năm 2005

Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm:

28 tháng 09 năm 2007

Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện 

Bản tómtắt được cập nhật ngày 5 tháng 01 năm 2007

Tham vấn

Ngày 04/06/2004, Indonesia yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc liên quan đến các mức thuế chống bán phá giá chính thức mà Hàn Quốc áp dụng đối với giấy nhắn công tác và giấy in không phủ bột (business information paper anduncoated wood-free printing paper) nhập khẩu từ Indonesia và một số vấn đề củacuộc điều tra dẫn đến việc áp đặt những mức thuế này.

Theo Indonesia, Hàn Quốc đã vi phạm một số nghĩa vụ củamình theo WTO, cụ thể là: Điều VI của GATT 1994, không kể những quy định khác,Điều VI:1, VI:2 và VI:6; các Điều 1, 2.1, 2.2, 2.2.1.1, 2.2.2, 2.4, 2.6, 3.1,3.2, 3.4, 3.5, 4.1(i), 5.2, 5.3, 5.4, 5.7, 6.1.2, 6.2, 6.4, 6.5, 6.5.1, 6.5.2,6.7, 6.8. 6.10, 9.3, 12.1.1(iv), 12.2, 12.3, Phụ lục I và các đoạn 3, 6 và 7 củaPhụ lục II Hiệp định ADA, vì:

-           Hàn Quốcquyết định khởi xướng điều tra trong khi vẫn có một số thiếu sót như đơn kiệnkhông cung đầy đủ và thích hợp các bằng chứng về phá giá hay thiệt hại và mốiquan hệ nhân quả giữa chúng;

-           Hàn Quốcđã không cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan đến cơ sở khẳng định thiệt hạitrong Thông báo khởi xướng điều tra;

-           Cách xửlý thông tin mật trong đơn kiện;

-           Hàn Quốcđã yêu cầu  một công ty không thuộc đốitượng điều tra cung cấp thông tin mà không cần sự đồng ý của công ty đócũng  không thông báo với Chính phủIndonesia về yêu cầu đó;

-           Hàn Quốcđã từ chối các thông tin liên quan đến doanh thu do một công ty cung cấp màkhông giải thích lý do vì sao lại từ chối thông tin đó;

-           Kết luậnsơ bộ của Hàn Quốc về các vấn đề như: xác định các sản phẩm tương tự, trị giátính toán, thông tin sẵn có tốt nhất, từ chối quyền tiếp cận thông tin của cácnhà xuất khẩu và không tạo cơ hội đầy đủ cho họ được trình bày quan điểm củamình;

-           Kết luậncuối cùng của Hàn Quốc về các vấn đề như: xác định sản phẩm tương tự, các biênđộ phá giá riêng, trị giá tính toán, coi một công ty nào đó và các công ty khácnhư một đơn vị kinh tế riêng; đánh giá tác động và ảnh hưởng của hàng nhập khẩuphá giá đối với ngành sản xuất nội địa và giá cả thị trường nước nhập khẩu, khôngtính đến tất cả các nhân tố kinh tế liên quan khác và từ chối quyền tiếp cậnthông tin.

Giai đoạn Hội thẩm

Thành lập Ban Hội thẩm

Tham vấn không thành công, do đó ngày 16/08/2004,Indonesia yêu cầu WTO thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp. Tại cuộc họpngày 31/08/2004, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Tuy nhiên, sauyêu cầu lần thứ hai của Indonesia, tại cuộc họp ngày 27/09/2004, DSB đã quyết địnhthành lập Ban Hội thẩm.

Canada, Trung Quốc, EC, Nhật Bản và Hoa Kỳ yêu cầu đượctham gia vụ kiện với tư cách là bên thứ ba.

Do hai bên không thống nhất được thành phần của Ban Hộithẩm, ngày 18/10/2004, Indonesia đã yêu cầu Tổng Giám đốc WTO chỉ định cácthành viên của Ban Hội thẩm. Ngày 25/10/2004, Ban Hội thẩm cuối cùng cũng đượcthành lập và bắt đầu làm việc.

Ngày 25/04/2005, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSBrằng họ không thể hoàn thành Báo cáo giải quyết tranh chấp trong vòng 6 thángdo các bên đã thỏa thuận một lịch trình khác và đề nghị kéo dài thời gian làmviệc của Ban Hội thẩm đến tháng 07/2005.

Thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩm

Ngày 28/10/2005, Ban Hội thẩm hoàn thành Báo cáo giải quyếttranh chấp và gửi tới tất cả các thành viên WTO, theo đó:

-           Ban Hộithẩm nhận thấy cơ quan điều tra chống bán phá giá của Hàn Quốc mà cụ thể là Uỷban Thương mại Hàn Quốc (“KTC”) đã vi phạm một số quy định của Hiệp định ADAtrong việc: i) xác định biên độ phá giá của một công ty Indonesia; ii) khôngcung cấp thông tin một cách hợp lý về kết quả thẩm tra và những chi tiết trongviệc tính trị giá tính toán cho hai công ty của Indonesia; và iii) không đặc biệtthận trọng khi sử dụng thông tin từ các nguồn thứ cấp thay vì thông tin do haicông ty của Indonesia cung cấp liên quan đến doanh thu nội địa.

Đối với việc xác định thiệt hại, Ban Hội thẩm nhận thấyKTC đã sai sót khi đánh giá ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bán phá giá đối vớingành sản xuất trong nước và khi không yêu cầu phải đưa ra lý do hợp lý cho việcxử lý thông tin mật trong đơn kiện (bản thân những thông tin này đã được coi làmật rồi)

-           Ban Hộithẩm kết luận rằng KTC đã vi phạm các quy định của Hiệp định ADA khi không chấpnhận thông tin do hai công ty của Indonesia đệ trình liên quan đến doanh thu nộiđịa mà sử dụng các thông tin sẵn có để tính toán biên độ phá giá và sử dụng trịgiá tính toán khi xác định giá thông thường của hai công ty này; khi coi bacông ty của Indonesia thuộc cùng một Nhóm nhà xuất khẩu riêng và ấn định mộtbiên độ phá giá riêng cho ba công ty này.

Đối với việc xác định thiệt hại, Ban Hội thẩm kết luận rằngKTC đã không sai trong việc phân tích giá cả, trong việc đối xử với hàng hoá nhậpkhẩu phá giá được sản xuất bởi các công ty Hàn Quốc từ các nước thuộc đối tượngđiều tra và trong việc công khai kết luận liên quan đến ảnh hưởng của hàng nhậpkhẩu bán phá giá đối với ngành sản xuất của Hàn Quốc.

-           Ban Hộithẩm không đưa ra kết luận đối với các khiếu nại tương tự (vì có thể căn cứ vàocác kết luận về các khiếu nại trước đó), và không xem xét các khiếu nại màIndonesia rút lại.

-           Ban Hộithẩm từ chối yêu cầu của Indonesia về việc khuyến nghị Hàn Quốc tuân thủ cácquy định của WTO bằng cách rút lại biện pháp chống bán phá giá đã áp dụng trongvụ việc này.

Tại cuộc họp ngày 28/11/2005, DSB đã thông qua Báo cáo củaBan Hội thẩm.

Thực thi

Tại cuộc họp ngày 20/12/2005, Hàn Quốc cho rằng họ cần mộtkhoảng thời gian hợp lý để thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB và rằnghọ đã sẵn sàng để tham vấn với Indonesia về việc thực thi này. Ngày 10/02/2006,các bên thông báo với DSB rằng họ đã đạt được thoả thuận về khoảng thời gian hợplý là 8 tháng, tức là đến 28/07/2006.

Rà soát tuân thủ

Ngày 17/8/2006, Hàn Quốc và Indonesia thông báo với DSB rằnghọ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về quy trình thủ tục theo Điều 21 của DSU vềgiám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết và Điều 22 của DSU về bồi thườngvà tạm hoãn thi hành các nhượng bộ.

Ngày 26/10/2006, do không thỏa mãn với việc thực hiện cáckhuyến nghị và phán quyết của DSB của Hàn Quốc, Indonesia yêu cầu tham vấn theoĐiều 21.5 của DSU.

Ngày 22/12/2006, Indonesia đề nghị thành lập một Ban Hộithẩm tuân thủ theo Điều 21.5 của DSU. Tại cuộc họp ngày 23/01/2007, DSB đã chấpnhận yêu cầu này của Indonesia và, nếu cần thiết, có thể sử dụng đến Ban Hội thẩmban đầu.

Trung Quốc, EC, Nhật Bản, Hoa Kỳ và sau đó là Đài Loanyêu cầu được tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ ba.

Ngày 02/04/2007, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSBrằng họ không thể hoàn thành công việc trong vòng 90 ngày do có mâu thuẫn về lịchtrình làm việc. Ban Hội thẩm dự kiến sẽ hoàn thành công việc vào tháng 06/2007.

Ngày 28/09/2007, Ban Hội thẩm hoàn thành Báo cáo và gửi tớitất cả các thành viên WTO trong đó kết luận:

-           KTC đãkhông tuân thủ Điều 6.8 và Đoạn 7 của Phụ lục II, Hiệp định ADA do không đặc biệtthận trọng  khi sử dụng thông tin từ cácnguồn thứ cấp trong việc xác định chi phí lãi vay của công ty CMI, Indonesia dựatrên các thông tin sẵn có tốt nhất;       

-           KTC đãkhông tuân thủ Điều 6.2 của Hiệp định ADA khi không tạo cơ hội cho Tập đoànSinar Mas Group của Indonesia đưa ra các bình luận về việc đánh giá các nhân tốgây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Hàn Quốc theo Điều 3.4 Hiệp định ADA;

-           Tuynhiên, Indonesia đã không đưa ra được các bằng chứng cụ thể để chứng minh cho cáckhiếu nại của mình rằng KTC đã vi phạm các Điều 6.4, 6.5 và 6.9 của Hiệp địnhADA trong việc công bố công khai thông tin trong quá trình xác định lại thiệt hại;và

-           Indonesiacũng không đưa ra được các bằng chứng cụ thể để chứng minh cho khiếu nại về viphạm của KTC khi chấp nhận các thông tin mới từ ngành sản xuất nội địa của HànQuốc.

Ngày 22/102007, DSB đã thông qua Báo cáo của Ban Hội thẩmtuân thủ theo Điều 21.5 .

Quảng cáo sản phẩm