Giải quyết tranh chấp số DS318

07/01/2015 12:00 - 3011 lượt xem

Ấn Độ — Những biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhất định từ các vùng lãnh thổ thuế quan độc lập của Taiwan, Penghu, Kinmen và Matsu
 

Tiêu đề:

 

Nguyên đơn:

Đài Loan

Bị đơn:

Ấn Độ

Các bên thứ ba:

 

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục II, 3, 4, 5, 6, 7.4, 2, 12.1,12.2; GATT 1994: Điều VI

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn:

28 tháng 02 năm 2004

 
Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện 
 
Bản tóm tắt được cập nhật ngày24 tháng 02 năm 2010
 
Có yêu cầu được hội ý – không thành lập Ban hội thẩm, không thông báo giải quyết vụ kiện
 
Do Đài Bắc khởi kiện.
 
Ngày 28 tháng 10 năm 2004, Đài Bắc đã yêu cầu tham vấn với Ấn Độ liên quan đến những biện pháp chống bán phá giá tạm thời và cuối cùng do Ấn Độ áp đặt đối với 7 loại sản phẩm: sợi acrylic; chất analgin; thuốc tím kali; chất paracetamol; chất sodium nitrite; chất caustic soda; và băng phẩm lục.
 
Theo Đài Bắc, Ấn Độ vi phạm những nghĩa vụ theo cam kết WTO:
 
  •  
  • từ chối thông tin do các nhà xuất khẩu cung cấp mà không đưa ra lý do; và không đáp ứng được tính chính xác và độ tin cậy của những thông tin do ngành sản xuất trong nước cung cấp;
  •  
  • việc khởi xướng điều tra và áp đặt các mức thuế chống bán phá giá, mặc dù không có sản phẩm liên quan nhập khẩu từ Đài Bắc vào Ấn Độ trong suốt giai đoạn điều tra, và thiếu những kiến nghị chính xác để khởi xướng điều tra hành vi bán phá giá và thiệt hại;
  •  
  • sự xác định thiếu chính xác về giá thông thường và giá xuất khẩu;
  •  
  • việc xác định thiệt hại không đưa trên bằng chứng xác thực hay một sự kiểm tra khách quan và không kiểm tra hết những nhân tố thiệt hại như được đề cập trong Hiệp định Chống bán phá giá (ADA); và việc xác định mối nguy hại vật chất không dựa trên thực tế mà dựa trên luận điệu, sự phỏng đoán và những khả năng thiếu sát thực;
  •  
  • thiếu lập luận chứng minh việc gây thiệt hại của hàng nhập khẩu bán phá giá và đã không đảm bảo được rằng thiệt hại đó gây ra bởi các nhân tố khác không do phá giá;
  •  
  • không tạo cơ hội đầy đủ cho các bên liên quan tự bảo vệ quyền lợi; không thông báo cho các bên liên quan các tình tiết thực tế cần thiết có thể là cơ sở cho việc ra quyết định;
  •  
  • các biện pháp tạm thời áp đặt lâu hơn thời gian cho phép theo quy định của Hiệp định Chống bán phá giá;
  •  
  • Thông báo khởi xướng điều tra khi thiếu tất cả các cơ sở cho thấy tồn tại hành vi bán phá giá và thiệt hại; và thông báo phán quyết cuối cùng cũng thiếu tất cả các thông tin về tình tiết thực tế, luật pháp và các lý do dẫn đến việc áp đặt những biện pháp chống bán phá giá.
  •  
 
Đài Bắc cho rằng những biện pháp này của Ấn Độ là không nhất quán với Điều VI:1 và VI:2 của GATT 1994, và các Điều 1, 2, 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.7, 3.8, 4, 5, 6 (bao gồm Phụ lục II), 7.4, 12.1 và 12.2 của Hiệp định Chống bán phá giá.
Quảng cáo sản phẩm