Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-EU: Cơ hội nhiều, thách thức không ít

30/11/2007 03:12 - 1388 lượt xem

Làm gì để hàng hoá Việt Nam thâm nhập nhanhvào EU và các DN của EU đầu tư hiệu quả ở Việt Nam là chủ đề của cuộc hội thảovề Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Liên minh châu Âu tổ chức ngày 15/11 tạiTP.Hồ Chí Minh.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Ban lãnh đạo PhòngThương mại châu Âu cho biết, EU hiện nay là đối tác lớn thứ 3 của ASEAN (sauNhật Bản và Hoa Kỳ), nhưng ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 6 của EU. Tổngkim ngạch thương mại 2 chiều năm 2006 đạt 126 tỉ Euro, trong đó 78 tỉ Euro xuấtkhẩu sang EU và 48 tỉ Euro nhập khẩu vào ASEAN. Vào thời điểm này, EU là thịtrường xuất khẩu lớn thứ 2 của ASEAN. Tại hội thảo, đại diện của Liên minh châuÂu cho rằng, Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Liên minh châu Âu sẽ thúc đẩythương mại song phương tăng từ 18,5-24,2% hàng năm. Nguồn lợi mà ASEAN đạt đượctrong sự hợp tác này là GDP tăng 22%, trong khi đó GDP của EU chỉ tăng 0,1%.

 Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên- BộCông Thương, quan hệ giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển trong những nămgần đây. Năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10,2 tỉ USD, trong đóViệt Nam xuất khẩu sang EU đạt 7 tỉ USD, EU là thị trường chiếm 17% tổng kimngạch ngoại thương của Việt Nam. EU không chỉ là thị trường lớn của hàng hoáViệtNam mà còn là nhà đầutư lớn nhất tại ViệtNamvới 740 dự án (9,94 tỉ USD) và cung cấp 940 triệu USD vốn ODA (năm 2007).

 Ông Bùi Huy Sơn-Phó Vụ trưởng Vụ Chính sáchthương mại đa biên cho biết, những lợi ích và thách thức tiềm tàng của Hiệpđịnh thương mại tự do ASEAN-EU đối với các DN Việt Nam là rất lớn, đặc biệt làđối với các DN nhỏ và vừa. Khi tham gia hiệp định mậu dịch tự do, các DN ViệtNam có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn, đối tác, thị trường rộng hơnvà được miễn giảm thuế quan… Tuy nhiên xét về tổng thể, các DN nhỏ và vừa hiệnnay thiếu tiềm lực để tham gia với thị trường thế giới.

 Tiến sĩ Anne Laure Nguyễn (Công ty Luật quốctế Baker & McKenzin) đại diện Liên minh châu Âu cho rằng: hiệp định mậudịch tự do giúp các DN vượt qua các mức thuế chung, tạo điều kiện trong khâulưu thông hàng hoá, thâm nhập thị trường nhanh hơn và giúp bảo vệ sỡ hữu trítuệ một cách hữu hiệu hơn. Mục tiêu của hiệp định là thúc đẩy tự do hoá thươngmại, thực hiện các cam kết WTO một cách sâu rộng trong các thành viên EU vàASEAN. Đối với thương mại hàng hoá, hiệp định sẽ tiến tới xoá bỏ các loại thuế,giảm chi phí nhập khẩu, giảm các loại thuế chung cơ bản của tất cả các thànhviên của EU, áp dụng các loại thuế nhập khẩu của mỗi nước thành viên ASEAN, xoábỏ hàng rào phi thuế quan (thí dụ như cấm phân biệt đối xử về tài chính). Vềthương mại dịch vụ, hiệp định thúc đẩy tiếp tục tự do hoá, tức rút ngắn giaiđoạn qúa độ, nhưng có giai đoạn quá độ cho các nước thành viên ASEAN. Khi mộtđối tác thuộc ASEAN ký hiệp định kinh tế khác với một nước thứ ba ngoài ASEAN,các nhà đầu tư EU và các nhà cung cấp dịch vụ sẽ được đối xử ít nhất là bìnhđẳng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ qua biên giới và hiện diện thương mại. EUsẽ loại trừ trao đổi mậu dịch dọc theo bờ biển quốc gia cùng với các dịch vụhàng không và một số dịch vụ liên quan.

 Khi tham gia Hiệp định mậu dịch tự doASEAN-Liên minh châu Âu, ViệtNamlà quốc gia hội đủ điều kiện cần và đủ để hội nhập. Luật sư Oliver Massmann,Trưởng Văn phòng Duane Moriss tại Hà Nội cho biết, 60% cà phê mà người Đức sửdụng được nhập khẩu từ Việt Nam. Nước Đức quê hương ông cũng đang sử dụng 30%giày dép nhập khẩu của Việt Nam, 30% của Trung Quốc và 40% còn lại của các nướckhác. Thực phẩm có nguồn gốc từ ViệtNam rất ngon, người phương tây rấtưa chuộng, riêng hàng hoá thì đẹp và rẻ. Do đó, các DN ViệtNam đừng sợ hàng hoá ế ẩm, cái quan trọng là DNViệtNamcần phải đổi mới quy trình sản xuất để có những mặt hàng tốt xuất khẩu.

 Đại diện Công ty Xuất khẩu rau qủa Tiền Giangđặt vấn đề: làm cách nào để xuất khẩu rau quả sang EU được thuận lợi, tiến sĩNguyễn nói, ngoài thực hiện những quy định bắt buộc đối với mặt hàng rau quảkhi xuất khẩu qua châu Âu, các DN Việt Nam nên chú trọng đến “hàng độc” để làmtăng thêm lợi nhuận mà không bị cạnh tranh. Thí dụ trái thanh long là mặt hàngđộc đáo của ViệtNambán rất chạy ở châu Âu. Người dân Pháp, Đức, Ý… nhìn trái thanh long là biếtngay nó có xuất xứ từ ViệtNam.

 

BTM

21/11/2007

Nguon : thongtinthuongmaivietnam

 
Quảng cáo sản phẩm