Hoa Kỳ điều tra lẩn tránh thuế với sp nhôm nhập khẩu áp dụng với Trung Quốc qua Việt Nam và 1 số nước khác

24/01/2018 12:00 - 715 lượt xem

Ủy ban TM công bằng đối với sp thanh nhôm ép (AEFTC) của Hoa Kỳ đề nghị Bộ TM Hoa Kỳ (DOC) điều tra lẩn tránh thuế với sp nhôm nhập khẩu áp dụng với Trung Quốc qua Việt Nam và 1 số nước khác

Ngày 09 tháng 01 năm 2017, Ủy ban thương mại công bằng đối với sản phẩm thanh nhôm ép (AEFTC) của Hoa Kỳ đã gửi đơn đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế với nhôm nhập khẩu áp dụng với Trung Quốc qua Việt Nam và một số nước khác.

             Thông tin chung về vụ việc

- Sản phẩm bị điều tra: Nhôm đùn (aluminium extrusions) (còn có tên gọi khác là nhôm ép) được sản xuất và định hình qua một quá trình đùn, ép, với nguyên liệu chính là từ hợp kim nhôm (gồm nhôm và một số nguyên tố khác như mangan). Nhôm đùn được sản xuất và xuất khẩu dưới nhiều hình dạng khác nhau: dạng rỗng, dạng ống, thanh, sợi. Mã HS: 7604.21.0000, 7604.29.1000, 7604.29.3010, 7604.29.3050, 7604.29.5030, 7604.29.5060, 7608.20.0030, 7608.20.0090, 7610.10, 7610.90, 7615.19, 7615.20 và 7616.99.

- Nguyên đơn: Ủy ban thương mại công bằng đối với sản phẩm nhôm ép (AEFTC).

- Vụ việc trước đó với Trung Quốc: Tháng 3 năm 2011, DOC ra quyết định áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc lần lượt từ 33,02% đến 33,28% và từ 8,02% đến 374,15%.

Theo quy định pháp luật Hoa Kỳ, thông thường, DOC sẽ có 45 ngày để xem xét đơn yêu cầu và sẽ có 300 ngày để tiến hành điều tra xác định hành vi lẩn tránh thuế có tồn tại hay không. Trong trường hợp DOC xác định tồn tại hành vi lẩn tránh thuế, Hoa Kỳ có thể mở rộng áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng đối với nhôm nhập khẩu của Trung Quốc đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu từ tất cả các công ty của Việt Nam. Do đó, trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra vụ việc, các công ty xuất khẩu nhôm có liên quan của Việt Nam được khuyến nghị nên tham gia và hợp tác đầy đủ với DOC để tránh những hệ quả tiêu cực (có thể phát sinh) sau này.

Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại

Quảng cáo sản phẩm