Khi EVFTA có hiệu lực, EU chú ý nhiều hơn đến gian lận thương mại

03/08/2020 12:00 - 183 lượt xem

Hiện nay EU đẩy mạnh việc kiểm soát các hành vi gian lận thương mại, OLAF - cơ quan điều tra chống gian lận của EU đang tìm hiểu, cân nhắc việc mở rộng điều tra sang Việt Nam khi thấy Việt Nam tăng xuất khẩu nhiều một số mặt hàng của Trung Quốc bị áp thuế.

Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU lưu ý như trên tại Diễn đàn trực tuyến Hợp tác thương mại và công nghiệp với các đối tác Liên minh châu Âu 2020 với chủ đề “EVFTA - Cơ hội hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững” vào ngày 31-7.

Doanh nghiệp phải có ý thức làm ăn bài bản

Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, cho rằng EVFTA là một lợi thế của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường EU. Và đây là cơ hội cho các mối quan hệ kinh doanh lâu dài, bền vững.
"Cơ hội từ EVFTA rất lớn nên mỗi doanh nghiệp phải tự ý thức làm ăn bài bản, để thiết lập các quan hệ bền vững, lâu dàu với EU", ông Quân nói, đồng thời ông lưu ý rằng doanh nghiệp nên có tinh thần bảo vệ mình và ngành của mình, không nên tham gia vào các hành vi gian lận thương mại, chuyển tải hàng hóa để nước khác trục lợi từ EVFTA và các Hiệp định khác.

Ông Quân lưu ý với doanh nghiệp, EU hậu kiểm nhưng không phải là không kiểm soát. Hiện nay, EU đẩy mạnh việc kiểm soát các hành vi gian lận thương mại. Và ông cảnh báo rằng hiện nay OLAF - cơ quan điều tra chống gian lận của EU đã làm việc với Thương vụ để tìm hiểu, cân nhắc việc mở rộng điều tra sang Việt Nam khi thấy Việt Nam tăng xuất khẩu nhiều một số mặt hàng của Trung Quốc bị áp thuế. 

Do vậy, các hiệp hội cần có vai trò hơn đối với các doanh nghiệp của ngành mình, phát hiện xu hướng tiêu cực tại doanh nghiệp để phối hợp với cơ quan chức năng sớm có biện pháp. Ông Quân dự báo, khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.

Nhà đầu tư EU ngày càng

Trước xu hướng đa dạng hóa nguồn cung và dịch chuyển dòng vốn đầu tư hiện nay, cùng với những lợi thế từ các FTAs, Việt Nam được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh, mở đường cho việc thiết lập chuỗi cung ứng mới mới với EU, thu hút làn sóng đầu tư chất lượng cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Hai bên cam kết mở cửa các thị trường dịch vụ và đầu tư hấp dẫn như tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, logistics…; đặc biệt các bên cũng cam kết cả trong những lĩnh vực mới như mua sắm chính phủ, thương mại và phát triển bền vững….
Những cam kết trên sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng hóa châu Âu gồm mặt hàng ô tô, dược phẩm, hóa chất…đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế hơn ở Việt Nam để phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại thị trường vốn được coi là năng động nhất Đông Nam Á và là cửa ngõ của khu vực.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội EuroCham, ông Jean-Jacques Bouflet đã công bố báo cáo khảo sát mới nhất về Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI); theo đó các doanh nghiệp châu Âu đã có những đánh giá tích cực về tiềm năng cũng như môi trường đầu tư và thương mại của Việt Nam.

Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công trên thế giới về ứng phó với đại dịch, cho thấy việc xử lý hiệu quả và chắc chắn của Chính phủ đã có tác động rõ rệt và củng cố thêm niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

EuroCham khẳng định cam kết hợp tác lâu dài để xây dựng cộng đồng doanh nghiệp hai bên cùng phát triển thành công trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục quảng bá Việt Nam trở thành điểm đến cởi mở, cạnh tranh trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Antonio Alessandro, Đại sứ Ý tại Việt Nam cho rằng Việt Nam là nước xuất khẩu nên EVFTA đến trong thời điểm rất quan trọng trong thời điểm suy thoái kinh tế toàn thế giới, cũng như xu hướng bảo hộ đang gia tăng. 

"Chúng tôi nhìn nhận Việt Nam là quốc gia sản xuất, nơi có thể đầu tư", ông nói. Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á, tầng lớp trung lưu gia tăng, nhìn vào tương lai có cơ hội chứng minh cho doanh nghiệp Ý nói riêng và khu vực EU nói chung thấy rằng ngoài cơ hội sản xuất với chi phí giá rẻ, đầu tư vào Việt Nam còn tiếp cận thị trường ASEAN với hơn 600 triệu dân.

Phó đại sứ, Tham tán thương mại Đức tại Việt Nam Weert Borner cũng cho rằng, Việt Nam và EU đã có nền tảng phát triển thương mại đầu tư rất tốt sẽ là nền tảng quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp hai bên cùng hiện thực hóa các cơ hội mà EVFTA mang lại.

“Không chỉ mang lại thương mại và đầu tư, EVFTA còn chú trọng chất lượng tăng trưởng bền vững, mở cửa các ngành dịch vụ, tiếp nhận đấu thầu công, cùng nhau áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tốt, sử dụng tài nguyên hiệu quả, áp dụng mạnh hơn xanh hóa nền kinh tế”, ông Weert Borner nhìn nhận.
Quảng cáo sản phẩm