Kinh nghiệm của Đông Nam Á với Tự do hóa thương mại và đầu tư

06/08/2008 12:00 - 3253 lượt xem

Tác giả: C.L.LIM, Phó Giáo sư, Khoa luật đại học quốc gia SingaporeGiới thiệuBài viết này bàn về các mô hình thương mại và các học thuyết pháp lý. Bài viết miêu tả những nỗ lực hiện nay của khu vực Thương mại tự do các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN nhằm xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN và những khát vọng lớn hơn của ASEAN về xây dựng một “siêu máy bay” với ASEAN là thân máy bay, Đông Á là một cánh và Nam Á là cánh còn lại thông qua một hệ thống phức tạp gồm các thỏa thuận thương mại tự do ( Free Trade Agreements - FTA). Chúng tôi chủ yếu chú ý đến sự hình thành các hiệp định thương mại khu vực trong đó không áp dụng quy chế tối huệ quốc MFN và vì thế sẽ tạo điều kiện cho các FTA nhỏ hơn được hình thành dưới bóng của các thỏa thuận khu vực theo Điều XXIV của Thỏa thuận GATT –WTO. Hơn thế, những cải cách gần đây của Thỏa thuận Miễn giảm Thuế quan song phương theo Chương trình thu hoạch sớm ( Early Harvest Programme – EHP) không chỉ tạo ra một ngoại lệ đối với MFN mà còn thay thế ý tưởng về một số nhương bộ đa phương giữa tất cả các thành viên trong một ASEAN thống nhất. Theo nghĩa đó, sẽ không có một thỏa thuận “ASEAN – Trung Quốc” nào cả, ít nhất cũng không vượt qua khung đa phương trong đó các thỏa thuận được thực hiện độc lập và song phương. Các chính sách FTA của ASEAN vì thế được sử dụng để giải thích và kiểm tra khiếu nại cho rằng quy chế MFN đã trở nên lỗi thời. Ví dụ, phương thức tiếp cận tổ chức khu vực lỏng lẻo này có phải là hướng mà các FTA tương lai sẽ theo? Phạm vi của các FTA khu vực rộng đến mức nào? Liệu điều này có nên được coi là một sự phiền toái? Làm thế nào để chúng ta có thể làm sống lại các học thuyết pháp lý thương mại để thúc đẩy “ sự đa phương hóa” của các thỏa thuận FTA thay thế cho một chức năng truyền thống của quy chế MFN?
Quảng cáo sản phẩm