Năm 2007: Dệt may Việt Nam bứt phá

12/12/2007 12:00 - 2025 lượt xem

Từ đầu năm 2007, việcViệt Nam chính thức gia nhậpTổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đánh dấu bước ngoặt mới cho ngành dệt mayViệt Nam.Dệt may Việt Namcó cơ hội ngang bằng với các nước trên thế giới trong việc xuất khẩu hàng dệtmay sang tất cả các thị trường trên thế giới. 
 
Năm 2007, Mặc dù ngànhdệt may sản xuất, xuất khẩu trong điều kiện tình hình thị trường gặp nhiều khókhăn, nhất là thị trường chiếm tỷ trọng lớn như Hoa Kỳ, mặt hàng dệt may đãvượt qua mặt hàng dầu thô lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuấtkhẩu lớn nhất. 
 
Tính đến hết tháng10/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 6,38 tỷ USD, tăng 30% so với cùngkỳ năm 2006. Dự kiến năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006,trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo đạt 4,4 - 4,5 tỷ USD, chiếm56% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%, tiếp theo đó là thị trườngEU đạt khoảng 1,45 - 1,5 tỷ USD, chiếm 18%, tăng khoảng 20%, thị trường NhậtBản đạt khoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12%... 
 
Hoa Kỳ, một thị trườnglớn đầy trắc trở 
 
Đầu năm 2007 phía HoaKỳ đơn phương áp đặt cơ chế giám sát đặc biệt dệt may đối với 5 nhóm hàng dệtmay của Việt Nam: quần, áo sơ mi, đồ lót, đồ bơi và áo len. Mặc dù cơ chế này mớichỉ dừng ở việc giám sát số liệu, nhưng đã gây một số bất lợi đối với ngành dệtmay Việt Nam.Các nhà nhập khẩu lớn dè dặt khi đặt hàng tại Việt Nam,thậm chí rút đơn hàng khỏi Việt Namtrong những tháng đầu năm. 
 
Hiện nay xuất khẩu dệtmay của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của HoaKỳ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Hàng dệt may Việt Namxuất khẩu sang Hoa Kỳ bị phía Hoa Kỳ đối xử thiếu công bằng so với các nước kháclà thành viên WTO như áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007, và sau đó thaythế bằng Chương trình Giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Mặc dù cơ chế nàymới dừng ở việc theo dõi số liệu xuất khẩu của Việt Nam và cứ 6 tháng một lầnđánh giá số liệu nhưng nó đã làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu vào thị trường này và đã làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lựccác doanh nghiệp dệt may trong nước và nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vàođặt hàng tại Việt Nam qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trongnhững năm tiếp theo.
 
Các doanh nghiệp trongngành dệt may đã tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý và hành động vì quyềnlợi chung của cả ngành, không để xẩy ra nguy cơ bị điều tra chống bán phá giádo đơn giá xuất khẩu suy giảm. Kết quả, ngày 26/10/2007 Bộ thương mại Hoa Kỳ đãcông bố đánh giá số liệu giám sát nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007 và quyết địnhkhông tự khởi động điều tra chống bán phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam tạikỳ đánh giá thứ nhất .
 
Đến nay, thị trườngHoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng55% tổng kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Tuy nhiên,theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường này vẫn tiềm ẩn những rủiro do Chương trình Giám sát vẫn được duy trì và sẽ tiếp tục đánh giá số liệu 6tháng tiếp theo vào tháng 3 năm 2008. Và cho đến nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫnchưa đưa ra bất kỳ một hành động cụ thể nào nhằm giảm bớt tác động tiêu cực củaChương trình Giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như: khônggiảm bớt diện mặt hàng trong diện bị giám sát và cũng không nêu các tiêu chíđiều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt mayViệt Nam. Khả năng cơ chế giám sát của Hoa kỳ được duy trì cho đến hết năm2008. Hiện nay theo số liệu xuất khẩu dệt may 9 tháng sang Hoa kỳ mà Hải quanHoa Kỳ công bố, giá xuất khẩu trung bình hàng tháng đã có xu hướng giảm xuốngvà lượng xuất khẩu có xu hướng tăng lên, thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộcủa Hoa Kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việcđặt hàng tại Việt Nam, cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệtmay trong năm tới. 
 
Vì vậy, theo Hiệp hộidệt may, các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn HoaKỳ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, lưu ý tránh nhận những đơnhàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, làcơ sở để phía Hoa Kỳ tự khởi kiện chống bán phá giá. 
 
Bên cạnh đó, thịtrường EU và Nhật Bản tiếp tục có mức tăng trưởng đáng khích lệ trong hoàn cảnhcó sự canh tranh về thu hút năng lực xuất khẩu giữa thị trường Hoa Kỳ vào cácthị trường này. Việc khuyến khích các doanh nghiệp không nên quá chú trọng vàoriêng thị trường Hoa Kỳ mà bỏ qua các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bảnđã có tác dụng tích cực, không chỉ ở việc chuẩn bị cho hoàn cảnh xấu nhất tạithị trường Hoa Kỳ mà mức độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào các thịtrường này cũng đạt khá cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng truởng xuất khẩu này còn khiêmtốn do có sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu lớn khác.
 
Thị trường EU, chưakhai thác hết tiềm năng 
 
Thị trường EU, đây làthị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may, trong những năm gầy đâyluôn đứng vị trí thứ hai, sau thị trường Hoa Kỳ. Thị trường này với nhiều thịtrường ngách có mức sống và nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩmcấp thấp đến hàng có chất lượng cao phù hợp năng lực sản xuất nhiều thành phầncủa Việt Nam. Tuy nhiên, với việc mất giá của đồng Đô la Mỹ so với đồng Euro làmột nhân tố ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2008, EU sẽbãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát'kiểm tra kép' để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại TrungQuốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởngđối với xuất khẩu dệt may sang thị trường này, tuy nhiên Việt Nam và các nướcdệt may khác vẫn phải cạnh tranh gay gắt với ngành dệt may Trung Quốc do hạnchế về số lượng đã bị xóa bỏ, nhất là Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn dochủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hànghoá. Tuy nhiên, do duy trì tốt thị trường này trong những năm qua, các doanhnghiệp dệt may Việt Namvẫn có cơ hội không chỉ giữ vững thị trường mà có mức tăng trưởng. 
 
Nhật Bản thị trườngđầy triển vọng 
 
Thị trường Nhật Bảntrong năm 2007, đã đạt được tiêu chí xuất xứ "hai công đoạn" với mặthàng dệt may trong EPA với 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philipin,Indonesia, Bruney và Thái Lan) trong năm 2007 và các nước này đã được hạ mứcthuế quan xuống 0%. Do đó Việt Namphải cạnh tranh gay gắt với chính các nước trong khu vực do thuế của Việt Namvào thị trường Nhật bản vẫn là khoảng 10%. Mặc dù, Hiệp định đối tác kinh tếtoàn diện Việt Nam Nhật bản (VJEPA) đang được đàm phán và phía Nhật yêu cầuhàng dệt may Việt Nam muốn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% thì hàng dệt may ViệtNam phải đảm bảo yêu cầu xuất xứ "hai công đoạn' rất ngặt nghèo là phảisản xuất từ nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam, của Nhật hoặc từ các nước ASEAN.Việc hưởng ưu đãi từ hiệp định này của các doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khókhăn vì ngành dệt may Việt Nam hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên phụliệu nhập khẩu và trên 80% nguồn nguyên phụ liệu hiện được nhập khẩu từ ngoàiNhật, ASEAN do đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế của phía Nhật Bản.
 
Trong khi đó, Hoa Kỳvà EU đang có đề xuất trong khuôn khổ WTO về dự thảo thoả thuận quy định vềnhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch. Theo đó, hàng dệt mayxuất khẩu cần phải có nhãn mác nêu rõ xuất xứ hàng hóa, thành phần vải và hướngdẫn sử dụng. Với đề xuất này các doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ vàchuẩn bị cho việc nhận đơn hàng và sản xuất của mình cho phù hợp. 
 
04/12/2007
 
Nguồn: vinanet
Quảng cáo sản phẩm