Nguy cơ thương chiến mới giữa Trung Quốc và Australia từ Covid-19

15/05/2020 12:00 - 278 lượt xem

Việc Australia kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 đang nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thương mại, một cuộc chiến có thể có tác động không lành mạnh đối với cả Trung Quốc và Australia.


Ngày 13/5, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham đang chuẩn bị các cuộc đàm phán với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn sau khi Bắc Kinh mới đây đã tạm dừng nhập khẩu lúa mạch và thịt bò từ Australia. Đồng thời, Australia sẽ tiếp tục đặt siết chặt việc xử lý virus Covid-19 bất chấp nguy cơ bị trả đũa thương mại thêm từ Bắc Kinh.


Trung Quốc đã viện dẫn các cáo buộc vi phạm kỹ thuật của các quy tắc thương mại đối với quyết định hôm 12/5 về việc tạm dừng nhập khẩu thịt từ Australia, và mối đe dọa trước đó về việc áp thuế cao hơn đối với xuất khẩu lúa mạch của Australia. Nông dân lúa mạch của Australia có thể phải đối mặt với mức thuế lên tới 80% nếu Trung Quốc thực hiện mối đe dọa của mình. Xuất khẩu lúa mạch Australia đến Trung Quốc được sử dụng chủ yếu để sản xuất bia, trị giá khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Lệnh cấm thịt bò sẽ ảnh hưởng đến khoảng một phần ba lượng xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc, với giá trị hàng năm là 800 triệu USD. Một tranh chấp chống bán phá giá đối với xuất khẩu lúa mạch Australia đã nổi bật trong 18 tháng qua và dự kiến phải giải quyết trong tháng này.


Bắc Kinh đã sử dụng các vi phạm thương mại kỹ thuật rõ ràng trong quá khứ như một đòn bẩy chính trị và ngoại giao, và đã đưa ra các mối đe dọa trả đũa đối với Camberra. Các ngành công nghiệp rượu vang và sữa của Australia tin rằng họ có thể bị trả đãu, tiếp theo là ngành giáo dục và du lịch. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Australia, nhập khẩu hàng hóa trị giá 88 tỷ USD trong năm 2018. Với nền kinh tế Australia đã mất 2,6 tỷ USD mỗi tuần từ việc đóng cửa liên quan đến Covid-19, thời gian không thể tồi tệ hơn cho một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Xung đột song phương đối với các vấn đề như an ninh và dịch vụ giáo dục đại học đã gây tổn thất lớn về kinh tế, với đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Australia giảm mạnh 44% trong năm 2018-2019, mặc dù điều này cũng một phần do sự thắt chặt chung của Bắc Kinh đối với kiểm soát thương mại và vốn.


Trong số các đối tác đồng minh của Australia, các thành viên Liên minh châu Âu (EU27) cũng sẽ trình bày dự thảo nghị quyết cho cuộc họp thường niên của Tổ chức Y tế thế giới vào ngày 18/5, dự kiến sẽ ủng hộ lời kêu gọi của Australia về một cuộc điều tra Covid-19.


Nguồn: Báo Công Thương

Quảng cáo sản phẩm