Những cam kết về trợ cấp của Việt Nam khi gia nhập WTO

17/08/2008 12:00 - 3190 lượt xem

Trợ cấp, theo Điều 1.1 của Hiệpđịnh của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 1995 (gọi tắt là Hiệp địnhSCM), là một khoản hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho tư nhân, và khoản hỗ trợđó phải mang lại món lợi cho bên được nhận hỗ trợ. Bên cạnh đó, khoản hỗ trợphải mang tính chất khu biệt, có nghĩa là cấp cho những doanh nghiệp nhất địnhnào đó.

Về trợ cấp nông nghiệp: bỏ toànbộ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản ngay khi gia nhập, tuy nhiên, vẫnđược bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho các nướcđang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phảicắt giảm, nhìn chung nước ta duy trì được ở mức 10% giá trị sản lượng (mức hỗtrợ trong nước thực tế hiện nay đang thấp hơn 10%). Ngoài mức đó, nước ta cònbảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa, vào khoảng 4.000 tỉ đồng mỗi năm. Cácloại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nôngnghiệp được WTO cho phép nên nước ta được áp dụng không hạn chế.

 

Về trợ cấp công nghiệp: xoá bỏ từthời điểm gia nhập, các khoản trợ cấp bị cấm (trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thaythế hàng nhập khẩu) chi trực tiếp từ NSNN. Các khoản trợ cấp bị cấm dưới hìnhthức ưu đãi đầu tư cho xuất khẩu sẽ phải bãi bỏ sau 5 năm gia nhập (đối với cácdự án đã đi vào hoạt động). Tuy nhiên, các ưu đãi này không được áp dụng vớicác dự án mới thành lập sau khi gia nhập và tất cả các dự án thuộc ngành dệtmay.

 

Các cam kết trong lĩnh vực hảiquan: cam kết trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào xác định trị giá hải quantheo các phương pháp và quy định của Hiệp định xác định trị giá hải quan (xácđịnh trị giá tính thuế dựa trên trị giá giao dịch), không áp dụng lại quy địnhvề giá nhập khẩu tối thiểu hay danh mục giá mang tính áp đặt nhằm hạn chế nhậpkhẩu.

 

16/08/2008  

Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn

 

 

 
Quảng cáo sản phẩm