Những điều doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ cần biết

23/11/2007 12:00 - 3037 lượt xem

Với thị trường Mỹ, đồgỗ ViệtNamđược đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vìthế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, kim ngạch xuấtkhẩu hàng gỗ chế biến của ViệtNamsang Mỹ còn chưa cao so các nước khác nên không đứng trước nguy cơ bị kiện phágiá...

 

Theo kết quả nghiên cứuthị trường Mỹ của các chuyên gia và ý kiến một số DN Mỹ, nhập khẩu hàng gỗ nộithất của ViệtNamtrong thời gian gần đây sang Mỹ tăng nhanh, nhưng để giữ vững tốc độ này DN phảibiết nhu cầu và những khó khăn của nhà nhập khẩu Mỹ…

 Trong thời gian qua,xuất khẩu đồ gỗ nội thất của ViệtNam vào thị trường Mỹ tăng khánhanh. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗvà đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên902,5 triệu USD năm 2006 (tăng 56 lần); 3 tháng đầu năm 2007 đạt 277,7 triệuUSD (3 tháng đầu năm 2006 là 186,9 triệu USD). Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ nămtrong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phầnđồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)…

Hiện các nhà nhập khẩuMỹ không muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấp lớn là Trung Quốc. Họ muốntìm thêm nguồn hàng từ các nước khác và họ tìm đến Việt Nam như một địa chỉcung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở châu Á.

Với thị trường Mỹ, đồgỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnhtranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, kimngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam sang Mỹ còn chưa cao so các nướckhác nên không đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá...

Việc xúc tiến quảngbá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ những năm qua cũng đã phát huy tác dụng,nhất là việc tham gia các hội chợ hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ củaDN Việt Nam, vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhà nhậpkhẩu Mỹ.

Uy tín của Việt Namđược nâng cao nhờ tư cách là thành viên WTO, Nhà nước Việt Nam có cơ chế thôngthoáng, cởi mở trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế biếngỗ cũng khiến các công ty của Mỹ bắt đầu liên hệ với Thương vụ Việt Nam đặt vấnđề tìm hiểu khả năng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ nội thất củaViệt Nam.

Theo giám đốc của cáccông ty nhập khẩu sản phẩm gỗ Mỹ thì, để giữ được khách hàng Mỹ lâu dài, doanhnghiệp Việt Nam cần biết rõ tâm lý và khó khăn của các nhà nhập khẩu đồ gỗ Mỹ.

Giám đốc Phát triển sảnphẩm và nguồn cung ứng sản phẩm gỗ thuộc Công ty Cresent Fine Furniture (Mỹ)cho biết, hiện mặt bằng giá cả giữa châu Mỹ và châu á chênh lệnh không baonhiêu, vì thế để giữ tỷ lệ lợi nhuận như các năm trước, nhà nhập khẩu Mỹ đangcó hướng bán giảm giá để tiêu thụ được số lượng lớn. Các cơ quan chức năng ViệtNam nên theo dõi chặt chẽ biến động giá cả và giá các sản phẩm tương tự củaTrung Quốc tại thị trường Mỹ, kịp thời thông báo đến các DN có các biện pháp chủđộng phòng tránh việc bán giá quá thấp hoặc quá cao. Nên nhớ, các nhà nhập khẩuMỹ đều biết nhau và thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Song, giá cả vẫnkhông là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nhập khẩu Mỹ mà thời gian giao hàngvà chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Cũng như DN Việt Nam, nhà nhậpkhẩu Mỹ sẽ mất khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng.

Đến nay, dù chưa thấycó dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, song các nhà nhậpkhẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến ViệtNam tại Mỹ. Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầmngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ CôngThương), đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66%thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350), các loại ghế khung gỗ khôngbọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng940360); trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc cónguy cơ cao nhất. Do đó theo các chuyên gia, cách tốt nhất là DN nên tăng cườngđịnh hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng vốn là thế mạnh nhưngkim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trongvăn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn…

Giám đốc điều hànhCông ty Indochina Wood (Mỹ) cho biết, để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ ViệtNam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, PotteryBarn, Crate and Barrel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽđược giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biếtnhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đốivới các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗnên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cảitiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấpcho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm.

Khi có đơn hàng từ đốitác Mỹ, DN cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàngđể đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sốngcông nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đốitác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Mỹ cũng lo sợtrước rủi ro của đối tác, vì rủi ro của đối tác cũng sẽ là rủi ro của họ. Khigiới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm không nên đưa ra sảnphẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳngđịnh chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.

 Về khả năng thị trường,Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được tốc độ cao trong xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ,nhưng khả năng cung ứng hàng hóa, quy mô sản xuất, trình độ công nghệ vẫn cònlà những điểm yếu chiến lược mà DN cần cải tiến nhiều hơn…

 

(NET)

30/10/2007

 Nguồn: vinanet

Quảng cáo sản phẩm