Thực tiễn điều tra và áp dụng biện pháp chống trợ cấp tại Ấn Độ

23/11/2022 03:03 - 110 lượt xem

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tính đến hết năm 2021, dù chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số 651 vụ việc điều tra chống trợ cấp (CTC) trên toàn cầu,  Ấn Độ vẫn đứng thứ 5 trong số các nền kinh tế sử dụng thường xuyên các biện pháp CTC trên thế giới với 29 vụ, chiếm 4,5%.

 

Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng nhiều nhất các biện pháp thuế CTC với 301 vụ việc khởi xướng điều tra và 203 biện pháp CTC được áp dụng, tiếp đến là EU với 92 vụ khởi xướng và 46 vụ áp thuế, Canada (77 vụ khởi xướng, 40 vụ áp thuế)… Có thể thấy rằng, các nước phát triển sử dụng biện pháp đối kháng thường xuyên hơn mặc dù tổng số vụ điều tra CTC vẫn ít hơn rất nhiều so với các vụ điều tra CBPG.

 

Hình 1: Các nền kinh tế sử dụng biện pháp CTC nhiều nhất (1995-2021)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Các quốc gia/vùng lãnh thổ bị áp dụng biện pháp CTC nhiều nhất từ Ấn Độ

 

Ấn Độ bắt đầu điều tra CTC từ năm 2009 với 1 vụ điều tra. Trong những năm gần đây, Ấn Độ có số lượng các vụ điều tra CTC tăng đột biến khi năm 2018 nước này khởi xướng đến 10 vụ việc và năm 2019, 2020 khởi xướng lần lượt là 9 và 7 vụ.

 

Hình 2: Các vụ điều tra CTC được khởi xướng và áp thuế bởi Ấn Độ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam là 3 nước bị điều tra CTC nhiều nhất bởi Ấn Độ, lần lượt chiếm 31%, 34% và 14% tổng số vụ điều tra CTC được Ấn Độ khởi xướng.

 

Bảng 1: Tốp các nước bị điều tra PVTM nhiều nhất bới Ấn Độ

 

 

Các vụ khởi xướng điều tra

Các vụ áp thuế CTC

Trung Quốc

9

6

Malaysia

7

3

Việt Nam

4

2

Indonesia

3

1

Thái Lan

3

1

Hàn Quốc

1

 

Sri Lanka

1

 

Thổ Nhĩ Kỳ

1

 

Tổng

29

13

 

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Các nhóm sản phẩm bị áp thuế CTC nhiều nhất bởi Ấn Độ

 

Có rất nhiều ngành hàng bị áp dụng các biện pháp CTC bởi các thành viên WTO trên toàn cầu. Trong đó, kim loại cơ bản và các sản phẩm của chúng là lĩnh vực bị áp thuế CTC nhiều nhất, chiếm đến 50% tổng số vụ việc bị áp dụng biện pháp CTC trên toàn cầu, tiếp đến là các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất (chiếm 21%) và nhựa, cao su (chiếm 12%). Có thể thấy, các sản phẩm công nghiệp dường như là đối tượng chủ yếu của các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới.

 

Hình 3: Nhóm sản phẩm bị áp biện pháp CTC nhiều nhất thế giới (1995-2021)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Tại Ấn Độ, kim loại cơ bản là sản phẩm bị áp thuế CTC nhiều nhất (chiếm đến 62% tổng số vụ bị áp thuế CTC tại nước này), tiếp đến là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hóa chất (chiếm 15%).

 

Bảng 2: Các mặt hàng bị áp dụng biện pháp CTC nhiều nhất bởi Ấn Độ

 

Mặt hàng

Số vụ việc bị áp thuế CTC

Tỷ lệ %

Kim loại cơ bản và các sản phẩm của chúng

8

62%

Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất và các ngành liên quan

2

15%

Nhựa, các sản phẩm nhựa; cao su, các sản phẩm cao su

1

8%

Các sản phẩm bằng đá, thạch cao; sản phẩm gốm sứ; thủy tinh

1

8%

Máy móc, thiết bị điện

1

8%

Tổng

13

100%

 

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu WTO

 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập

Quảng cáo sản phẩm