Biện Pháp Tự Vệ

Văn bản pháp luật - Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; - Nghị định 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; - Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

Đằng sau việc áp dụng biện pháp tự vệ là việc bảo hộ có điều kiện ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu trước sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu. Vì vậy, để đối phó với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần:

Cho đến thời điểm này, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đã bị vướng vào 05 vụ điều tra tự vệ tại 03 thị trường xuất khẩu. Trong đó:

WTO quy định nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường tổn thất thương mại cho các nước xuất khẩu liên quan (thường là việc nước nhập khẩu tự nguyện giảm thuế nhập khẩu cho một số nhóm hàng hoá khác đến từ các nước xuất khẩu đó).

Biện pháp tự vệ phải được áp dụng theo cách không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hoá nhập khẩu liên quan. Như vậy khác với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (chỉ áp dụng đối với nhà xuất khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu nhất định bị điều tra), biện pháp tự vệ áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất, xuất khất của tất cả các nước xuất khẩu đang xuất mặt hàng đó sang nước nhập khẩu.

Về hình thức tự vệ, WTO không có quy định ràng buộc về loại biện pháp tự vệ được áp dụng. Trên thực tế các nước nhập khẩu thường áp dụng biện pháp hạn chế lượng nhập khẩu (hạn ngạch) hoặc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hoá liên quan.

Khác với trường hợp các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO có đưa ra một số các nguyên tắc cơ bản mà tất cả các thành viên phải tuân thủ

Trong vụ điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, để xác định được mức độ thiệt hại cần xác định rõ đối tượng bị thiệt hại, tức là xác định phạm vi “ngành sản xuất nội địa liên quan”.

1 2