Thiện chí trong giải quyết tranh chấp WTO

06/08/2008 12:00 - 41768 lượt xem

Tác giả: Andrew D Mitchell, giảng viên khoa Luật, trường đại học Melbourne.Giới thiệuNguyên tắc thiện chí có nhiều yêu cầu mang tính quy chuẩn và hầu hết các nhà bình luận đều thừa nhận rằng nguyên tắc này có vai trò trong tất cả các hệ thống pháp luật. Nghĩa thông thường của thiện chí là “sự thành thực về mục đích hay thành thật trong tuyên bố” hay “sự mong đợi những phẩm chất tương tự như vậy trong những cái khác”. “Thiện chí” (good faith) thường được sử dụng thay thế với “thành thật” (bona fides) – được định nghĩa là không dối trá từ ý định. Tiêu chuẩn về thiện chí vì thế phải là sự trung thực, sự khách quan trong suy nghĩ nhưng nguyên tắc cũng có thế gồm cả sự trung thực và hợp lý, cả hai đều liên quan đến các vấn đề khách quan. Thật không may, các cụm từ như trung thực, thành thật và hợp lý thường rất mơ hồ giống như từ thiện chí: “ Đó có phải là nguyên tắc và quy tắc luật có nội dung có thể xác định được và nếu cần thiết có thể thi hành pháp lý được hay đó không là cái gì cả ngoài sự trở lại các khái niệm luật tự nhiên đã lỗi thời?’ Nếu thiện chí không có nội dung pháp lý độc lập, từ này sẽ ít được sử dụng bởi các Tòa án của Tổ chức Thương mại Thế giới khi giải quyết các tranh chấp: ‘Một người có thể thừa nhận sức mạnh và sự hấp dẫn của một ý tưởng chung rằng thiện chí không có lợi ích thực tế đối với các thương nhân’.Trong bài này, tôi cố gắng phân loại nghĩa của thiện chí theo phạm vi liên quan đến WTO bằng cách xem thiện chí như là một nguyên tắc chung về luật, nguyên tắc về tập quán quốc tế và nguyên tắc về luật WTO. Dưới đây, tôi bắt đầu bằng việc xem xét sự tồn tại và ý nghĩa của nguyên tắc thiện chí trong luật quốc tế bên ngoài WTO. Mặc dầu tôi không có ý xác định rõ ràng xem liệu thiện chí có phải là nguyên tắc chung về luật hay là nguyên tắc về tập quán quốc tế nhưng không còn nghi ngờ gì nữa thiện chí là một tiêu chuẩn cơ bản được thừa nhận trong phạm vi trong nước và quốc tế. Cần một vài mẫu cụ thể hơn nữa liên quan đến việc giải thích và thực trạng của các hiệp định cũng như trong các lý thuyết về lạm dụng quyền và sự ngăn cản.Về thiện chí ngoài WTO, tôi chuyển sang sử dụng nguyên tắc này trong các tranh chấp WTO. Trước hết, tôi xác định phạm vi thiện chí như là một nguyên tắc trong luật WTO trước khi đánh giá những ý nghĩa về mặt thủ tục và quyền hạn nhiệm vụ của thiện chí trong giải quyết tranh chấp WTO. Tôi đặc biệt chú ý đến cách Hội đồng trọng tài WTO đã sử dụng nguyên tắc thiện chí từ trước đến nay.
Quảng cáo sản phẩm