Tình hình thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO năm 2013

09/06/2014 12:00 - 5663 lượt xem

Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được coinhư một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuối thếkỷ XX. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong các Hiệpđịnh WTO, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phầnvào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranhchấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thựchoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngàynay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị,ngoại giao trong lĩnh vực này. Sau gần 20 năm được đưa vào thực hiện, có thể tựtin nói rằng cơ chế giải quyết tranh chấp này đem lại “sự đảm bảo và tính dựđoán được cho hệ thống thương mại đa phương”, và tạo điều kiện cho việc “giảiquyết kịp thời” các tranh chấp. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản vềcơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, và thực trạng tình hình giải quyếttranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong năm 2013 dựa trêncác đánh giá của ngài Jonathan T. Fried – Chủ tịch DSB, đồng thời là Đại sứ củaCanada tại WTO.

Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việcgiải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp định của WTO, WTOxây dựng cơ sở pháp lý cho cơ chế giải quyết tranh chấp cho các thành viên củamình thông qua Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp(DSU). 

Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTOlà nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, vàưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phùhợp với các Hiệp định liên quan”.[1] Xét ởmức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyếttranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các thành viên vốn tồn tạinhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các quy tắcthương mại quốc tế.

Trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO gồm 3 giai đoạnchính: (i) thủ tục tham vấn; (ii) xét xử của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm;(iii) giai đoạn thực thi. Tất cả các tranh chấp tại WTO đều bắt đầu bằng yêu cầutham vấn của các bên, trong giai đoạn này, nếu các bên tìm ra được một giảipháp thỏa đáng và phù hợp với các hiệp định liên quan là tốt nhất. Tuy nhiên, nếutranh chấp không thể giải quyết bằng tham vấn, các bên có thể gửi yêu cầu thànhlập Ban Hội thẩm lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Cơ quan này sẽtiến hành biểu quyết quyết định việc thành lập Ban Hội thẩm. Sau khi được thànhlập, Ban Hội thẩm có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để xét xử vụviệc và ra Báo cáo cuối cùng về vụ việc gửi cho DSB thông qua. Các bên có thểkháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban Hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm)lên Cơ quan phúc thẩm của WTO (AB) bằng văn bản. Báo cáo cuối cùng của Cơ quanPhúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháplý của Ban Hội thẩm, và sẽ được gửi tới DSB để thông qua. Trong giai đoạn thựcthi, khuyến nghị và phán quyết của DSB là ràng buộc, mang tính bắt buộc thihành. Trong tất cả các giai đoạn trên, các quyết định của DSB được thông qua theonguyên tắc đồng thuận phủ quyết, theo đó một quyết định chỉ không được thôngqua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua.

Các bên của một vụviệc giải quyết tranh chấp tại WTO bao gồm: (i) Bên khiếu nại; (ii) Bên bị khiếunại; (iii) Bên thứ ba: bao gồm các Thành viên khác có thể đề nghịđược tham gia vào vụ việc nếucác quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất”[2] liênquan đến vụ việc.

Tính đến tháng 12 năm 2013, đã có tổng cộng 474 tranh chấpđược giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó có đến 248vụ tranh chấp liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế đối kháng,và các biện pháp tự vệ.[3]

Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp theo cơ chế giảiquyết tranh chấp tại WTO trong năm 2013

 

Nhìn chung, trong năm 2013, tổng số các vụ việc giải quyếttranh chấp đã giảm so với năm 2012, nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Đặc biệt,năm 2013 cũng chứng kiến 2 xu hướng mới trong giải quyết tranh chấp: (i) số lượngcác vụ việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến các Thành viên có ít hoặcchưa từng có kinh nghiệm trong các vụ việc giải quyết tranh chấp trước đây, nhưCuba, Indonesia, Panama, Nga và Việt Nam, ngày càng tăng;(ii) ngày càng có nhiều các Thành viên vốn dĩ không phải là các bị đơn truyềnthống trong các vụ kiện, nay lại trở thành bị đơn - như Úc, Colombia, Pakistan,Peru và Ukraine.

Các nước phát triển và đang phát triển với vai trò Nguyênđơn trong vụ việc giải quyết tranh chấp

 

Nguồn: WTO[4]

Các nước phát triển và đang phát triển với vai trò Bị đơntrong vụ việc giải quyết tranh chấp

 

 

Nguồn: WTO[5]

Bài viết sẽ đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp tạiWTO trong từng bước của tiếntrình giải quyết tranh chấp. Cụ thể như sau:

(1) Thamvấn (Consultations)

Như đã nói ởtrên, một tranh chấp thương mại chính thức trở thành một tranh chấp WTO khi cóyêu cầu tham vấn theo Điều 4 của DSU. Do đó, số lượng các yêu cầutham vấn trong một năm là một trong những dấu hiệu về mức độ kiện tụng giữa cácThành viên. Trong năm 2013, sốlượng các yêu cầu tham vấn đã giảm nhẹ so với năm 2012, dù vẫn duy trì ở mứctương đối cao là 20 yêu cầu tham vấn.

Thủ tục tham vấnlà thủ tục tiến hành bí mật giữa các Bên, các quốc gia khác có thể xin tham giavào việc tham vấn này nếu Bên bị tham vấn thừa nhận rằng các quốc gia này có“quyền lợi thương mại thực chất” (substantial tradeinterests) trong việc tham vấn.[6] Mặcdù tham vấn thường được coi là một trong những hành động song phương cuối cùngtrước khi đưa ra giải quyết tranh chấp chính thức, có những lúc hành động đó ítra cũng chịu sự giám sát đa phương ở một mức độ nào đó. Trong vụ việc DS455 Hoa Kỳ kiện Indonesia liênquan đến các sản phẩm làm vườn, một vài Bên thứ 3 khiếu nại với DSB rằng họ đã bị loại khỏi tham vấn mặcdù Indonesia đã chính thức chấp nhận họ. Đã có sự trao đổi ý kiếntrong DSB về sự tham gia của bên thứ ba vào tham vấn, nhưng DSB đã không - vàkhông được yêu cầu - can thiệp vào vụ việc nêu trên.

Số lượng yêu cầu tham vấn, giai đoạn 2004 - 2013

 

 

Nguồn: WTO[7]

(2) Thànhlập Ban Hội thẩm (Panel establishment)

Nếu tham vấn không giải quyết được vấn đề thì giai đoạn tiếptheo là thành lập Ban Hội thẩm- một trong những chức năng quan trọng nhất củaDSB. Trong khi năm 2012, có 27yêu cầu tham vấn, nhưng chỉ có 11 Ban hội thẩm được thành lập, thì trong năm 2013, dù chỉ có 20 yêu cầu thamvấn, nhưng có tới 12 Ban Hội thẩm đã được thành lập - đây là con số cao nhất trong 10 năm trở lại đây,sau một vài năm liên tục kể từ năm 2008 với số lượng vụ việc thành lập Ban Hộithẩm là 3. Số liệu này cho thấy năm2013 tiếp tục duy trì xu hướng gần đây khi có rất ít các tranh chấp được giảiquyết ngay từ bước tham vấn, hầu hết các tranh chấp đều tiếp tục được giải quyếtthông qua các thủ tục tố tụng của Ban Hội thẩm. Tham vấn dường như không cònduy trì được vai trò như là phương tiện để đạt được giải pháp sớm giữa các bênnhư trong những năm đầu của WTO nữa.

Trong năm 2013, do số lượng các yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm từ các bên không truyền thống (khôngthường sử dụng công cụ này để khởi kiện) tăng lên, yêu cầu Ban Hội thẩm làm việc bằng tiếng Tây Ban Nha cũng tăng lên. Trongkhi điều này rõ ràng được coi là một bằng chứng tích cực về khả năng có thể tiếpcận được của hệ thống giải quyết tranh chấp, nó cũng có hậu quả cho những giaiđoạn tiếp theo của vụ việc, đặc biệt là việc sẵn có các thành viên Hội thẩm đủđiều kiện.

 Ngoàira, một khuynh hướng nữa là số lượng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm từ các nước đang phát triển gần như ngang bằng với các nước pháttriển. Đây là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy các rào cản đối với cácThànhviên để tham gia cơ chế giảiquyết tranh chấp không phải là quá khó khăn như mọi người vốn nghĩ.

Tuy nhiên, trongmột số vụ việc giải quyết tranh chấp, vẫn còn có những tranh luận xungquanh việc giải thíchmộtsố nội dung và cách áp dụng các quy định trong Thỏa thuận về giải quyết tranhchấp DSU.

Như về thời gianyêu cầu thành lập Ban Hội thẩm lần thứ 2. Vấn đề tranh luận này bắt đầubằng một đề xuất (được đưa ra trong nội dung yêu cầu thành lập Ban Hội thẩmtrong vụ việc tranh chấp DS467 Indonesia kiện Australia liên quan đến đóng góibao bì) rằng nội dung của Điều 6.1 DSU quy định yêu cầu thành lập BanHội thẩm lần thứ 2 được đưa ra luôn tại cuộc họp tiếp theo cuộc họp mà tại đóyêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra. Mặc dù các bên đề xuất ý kiến này đã cónhững lập công phu để bảo vệ cho luận điểm của mình, nhưng phần lớn các pháiđoàn mà có ý kiến đều cho rằng DSB đã không có lựa chọn nào khác ngoài việcthành lập Ban Hội thẩm dựa trên yêu cầu lần 2, dù thời gian nộp yêu cầu lần 2và lần đầu có gần nhau hay không. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu bản thân DSB cóthể quyết định đâu là cách diễn giải đúng của điều 6.1, và kết quả của cuộc thảoluận này là đúng là đã có một yêu cầu hợp lệ được đưa ra trước DSB, phù hợptheo những ngôn ngữ trong điều 6.1, trừ khi có đồng thuận phủ quyết, Ban Hội thẩmsẽ được thành lập. Theo ngài Chủ tịch DSB Jonathan T. Fried , vấn đề này có thểsẽ không còn được đưa ra tranh luận tại  DSB trong tương lai gần, nhưng sẽtốt hơn nếu làm rõ nội dung của điều 6.1 để tránh việc Điều này bị hiểu theo nhữngcách khác nhau.

Hay những lúng túng trongviệc áp dụng quy định điều 9 DSU để giải quyết các tranh chấp nhiều bên mà cóliên quan đến cùng một vấn đề. Theo quy định của điều 9.1 khi có hai hoặcnhiều Thành viên yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm để giải quyết cùng một vấn đềthì một Ban Hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiệnnày, nhưng lại không quy định làm cách nào để có thể cân bằng giữa những yếu tốkhác nhau khi xác định về tính khả thi của việc thành lập chỉ một Ban Hội thẩm,và cũng không đưa ra hướng dẫn về vai trò của DSB trong việc xác định tính khảthi đó. Trong 02 vụ việc Nhật Bản và EU kiện Trung Quốc liên quan đến cùng mộtvấn đề về thuế chống bán phá giá, DSB đã tránh việc phải trả lời câu hỏi này bằngcách đơn thuần thành lập Ban Hội thẩm theo quy định của Điều 6.Theo ngài Fried, cần có thảo luận thêm vềvấn đề này để làm rõ việc xử lý những tình huống tương tự.

Số lượng cácBan Hội thẩm đượcthành lập giai đoạn 2004 -2013

 

 

       Nguồn:WTO[8]

(3) Thànhphần Ban Hội thẩm (Panel composition)

Khi Ban Hội thẩm được thành lập, vụ việc tranh chấp khôngcòn chịu sự giám sát trực tiếp của DSB do có các đối tượng khác sẽ tham gia vàocác giai đoạn tiếp theo, bắt đầu bằng việc xác định thành phần Ban Hội thẩm.Thành phần Ban Hội thẩm do Ban Thư ký bổ nhiệm, với sự đồng ý của các bên. Nếutrong vòng 20 ngày kể từ khi có quyết định thành lập, các bên không thống nhấtđược thành viên Ban Hộithẩm, Tổng Giám đốc WTO sẽ chỉ định hội thẩm viên trong số các quan chức chính phủ hoặc cácchuyên gia có uy tín trong lĩnh vực luật, chính sách thương mại quốc tế.Ban Hội thẩm thường baogồm 3 -5 thành viên.[9]

Trong khi số lượngyêu cầu thành lập Ban Hộithẩm trong năm 2013 chỉ cao hơn so với năm 2012 là 01 yêu cầu, số lượng các BanHội thẩm được bổ nhiệm thành phần đã tăng gấp đôi, lên con số 11, nhưng trong đó có tới 09 Ban Hội thẩm có thành phần do Tổng Giám đốcWTO bổ nhiệm (ít nhất là một phần).

Các Thành viên với số lượng công dân tham gia vào Ban Hộithẩm cao nhất, giai đoạn 1995 - 2014

 

Nguồn: WTO[10]

Khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận của các bên vềthành phần Ban Hội thẩm một phần là do Điều 8.3 DSU quy định cấm công dân các nước là Bên thứ ba tham gia vàoBan Hội thẩm của vụ việc vớitư cách là thành viên Ban Hội thẩm trong vụ việc đó, trong khi trên thực tế những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nhấttrong lĩnh vực giải quyết tranh chấp- một yêu cầu thường do các bên đềnghị- lại là công dân của cácquốc gia thường tham gia với tư cách Bên thứ ba. Do đó, nguồn lựachọn hội thẩm viên phù hợp bị giới hạn rất nhiều, đặc biệt trong bối cảnh các vụviệc tranh chấp gia tăng, số lượng các bên thứ 3 gia tăng. Trong khi một số bêncủa tranh chấp dường như đồng ý bỏ qua quy định cấm này, do điều 8.3 cho phép họcó thỏa thuận khác, nhưng không phải tất cả các bên đều đồng ý. Do đó, theongài Chủ tịch DSB, các Thành viên nên tìm cách để mở rộng danh sách các ứng cửviên cho vị trí hội thẩm viên.

(4) Thủtục tố tụng và ra quyết định sơ bộ của Ban Hội thẩm (The Panel stage -Proceedings and Preliminary rulings)

Khi thành viên Ban Hội thẩm được lựa chọn và các thủ tục làmviệc được gửi cho các bên, các giai đoạn khác nhau sẽ được tiến hành hầu hết làkhông có sự can thiệp của DSB và các thành viên không tham gia tranh chấp. Mặcdù vậy, đôi khi một số vấn đề sẽ được đưa ra DSB, thậm chí là trước khi lưuhành báo cáo cuối cùng của Ban Hội thẩm. Một vấn đề mà đã được thảo luận ngàycàng nhiều trong những năm gần đây là việc ban hành quyết định sơ bộ. Trong năm 2013, một số phái đoàn bày tỏquan ngại về cái mà họ cho rằng là có sự thiếu thống nhất trong việc ban hành quyết địnhsơ bộ của Ban Hội thẩm.Họ đặt ra những câu hỏi về những hệ quả mang tính hệ thống của quyết định sơ bộ này, thời gian quyết định này được gửi tớicác bên và việc đảmbảo sự tham gia thích hợp của Bên thứ ba như thế nào. DSU không có quy định vềquyết định sơ bộ, các bên của tranh chấp tự thỏa thuận với nhau về định nghĩa của quyết định sơ bộnhằm phản ánh đúng lợi ích của họ, do đó không có bất kỳ sự đảm bảo nào về việc liệu những giải pháp đưa ra trong quyết định đócó tính tới lợi ích của các bên không tham giatranh chấp và của cả hệ thống nói chung hay không.

Vấn đề thứ hai cầnchú ý trong giai đoạn này là dườngnhư thủ tục tố tụng của Ban Hội thẩm đang được tiến hành lâu hơn so với trước đây, vìnhiều lý do, ví dụ như thời gian mà các bên cần để thống nhất vềthành viên Ban Hội thẩm (hoặc đưa ra Tổng Giám đốc giải quyết), sự đa dạng và phức tạp của cácvụ việc và thời gian mà các bên tranh chấp cũng như Ban Hội thẩm cần để giảiquyết các vấn đề và hàng loạt các trở ngại về mặt thủ tục.

Có một sự đa dạng và phức tạp đáng ngạc nhiên và chưa từngcó liên quan đến các vấn đề mà được đưa ra trước Ban Hội thẩm.Trong năm 2013,các vụ việc giải quyết tranh chấp trải rộng từ các biện pháp bảo vệ động vật vàkiểm soát xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, tới các vấn đề liên quan đến giấyphép nhập khẩu và bảo tồn nguồn thủy sản, và từ các loại thuế chống bán phá giáđối với thép, tôm, lưỡi cưa kim cương, thiết bị X quang cho đến các trợ cấphàng không. Mặc dù có thể việcđưa ra kết quả lâu hơn thường lệ, nhưng sự gia tăng về số lượng và sự đa dạng hóanội dung trong giảiquyết tranh chấp tại WTO có thể là tín hiệu tốtvề tính hiệu quả của hệ thống.

Hiện nay, DSB vẫn đang tiến hành hai biện pháp song song vàbổ sung nhằm tìm ra giải pháp cải thiện quy trình Ban Hội thẩm. Thứ nhất, trongcác Phiên họp đặc biệt của DSB có rất nhiều các đề xuất về cải cách thủ tục giảiquyết tranh chấp DSU được đưa ra nhằm làm giảm thời gian trong quy trình Ban Hộithẩm. Thứ hai, bằng cách tiến hành tham vấn không chính thức – phương pháp đượccựu Phó Tổng Giám đốc WTO Alejandro Jaran khởi xướng và được người kế nhiệm củaông là Karl Brauner tiếp tục duy trì – đã củng cố hiệu quả làm việc của các BanHội thẩm.

(5) Khángcáo (Appeal)

Khi Ban Hội thẩm gửi báo cáo cuối cùng cho các bên, các bêncó thể kháng cáo về các vấn đề pháp lý trong báo cáo này lên Cơquan phúc thẩm AB (2/3 số vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO đi tới bướcnày).

Các thủ tục tố tụng theo năm, giai đoạn 1995 - 2014

 

 

Nguồn: WTO[11]

Năm 2013 là một năm tương đối bình lặng với chỉ có duy nhất1 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua. Nhưng nếu nhìn vào số lượng cácBan Hội thẩm đã được thành lập và đã xác định được thành phần trong năm 2013,không khó để có thể dự đoán số lượng các kháng cáo trong năm 2014 sẽ tăng rấtnhanh sau khi Ban Hội thẩm trong các vụ việc này ra báo cáo cuối cùng.

Thêm vào đó, nhân sự sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giảiđối với Cơ quan Phúc thẩm trong năm 2014. AB gồm 7 thành viên do DSB bổnhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần), việc xét xử phúc thẩmtrong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên AB thực hiện một cách độc lập. Hiện tạimột thành viên trong AB đã nghỉ hưu, và DSB sẽ phải nhanh chóng nỗ lực tìm ngườithay thế nhằm đảm bảo AB hoạt động hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, với sự gia tăngcủa các vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO, cả Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúcthẩm và Ban Thư ký đều phải chịu áp lực lớn về mặt thời gian ra báo cáo và chấtlượng của báo cáo. Cơ quan Phúc thẩm phải ra báo cáo trong vòng 90 ngày và ngàycàng có nhiều quan ngại về khả năng đáp ứng được yêu cầu về thời hạn này của ABcũng như của toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp. Cần phải có thêm nguồn lựccho hệ thống giải quyết tranh chấp cũng như có thay đổi về thủ tục để đảm bảo sựchắc chắn trong việc quản lý các vụ việc.

(6) Giai đoạn thực thi (Compliance)

Khi Báo cáo của Ban Hội thẩm hoặc trong trường hợp có khángán là Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được DSB thông qua, vụ việc tranh chấp tiếntới giai đoạn thực thi của các bên dưới sự giám sát của DSB.

Trong một vụ việc tranh chấp liên quan đến thuốc lá, có mộtvấn đề đặc biệt thu hút sự chú ý của DSB trong giai đoạn này là vấn đề “trình tự”(sequencing), vốn được cho là đã được giải quyết thông qua “Các hiệp định vềtrình tự”. Vấn đề này đã được các bên thứ 3 đưa ra DSB khi các bên này bị loạikhỏi việc tham gia thủ tục trọng tài theo Điều 22.6 liên quan đến mức độ nhượngbộ- thủ tục này thường sẽ dẫn đến các kết luận về thực thi. Vấn đề này liênquan đến việc khi có bất đồng trong việc thực thi các khuyến nghị của DSB, thủtục nào sẽ được ưu tiên thực hiện hơn: tiến hành thủ tục tố tụng giải quyếttranh chấp (Điều 21.5 DSU); hay áp dụng biện pháp tạm hoãn thi hành nhượng bộ(Điều 22.2 DSU). Dù có nhiều quan điểm khác nhau về tính chất, mức độ nghiêm trọngcủa vấn đề về trình tự, tất cả đều đặc biệt quan tâm tới những hệ quả mang tínhhệ thống có thể xảy ra nếu vấn đề này không sớm được giải quyết một cách triệtđể.

(7) Giám sát (Surveillance)

Một trong những chức năng quan trọng nhấtcủa DSB là giám sátđa phương việc thực thi các phán quyết và khuyến nghị của DSB. Việc giám sát đaphương đối với việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị của DSB là mộttrong những đặc điểm riêng của cơ chế giải quyết tranh chấp này nhằm khuyếnkhích việc tuân thủ dựa trên tinh thần tích cực, và nếu không tuân thủ thì sẽ bịđưa ra trước các Thành viên khác, nhưng vẫn đi liền với việc kêu gọi tìm giảipháp chung giữa các bên.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngài Chủ tịch DSB Jonathan T.Fried, việc thực hiện chức năng này của DSB còn yếu kém và là một phần trong sựyếu kém cơ bản về thể chế của DSB khi thực hiện chức năng “quản lý” của mình.Trong mỗi giai đoạn trong quy trình giải quyết vụ việc tranh chấp đã nêu ở trênđều có những vấn đề mang tính hệ thống phát sinh mà đáng lẽ đã có thể giải quyếtnếu có hành động quyết liệt hơn của DSB. Trong hầu hết các giai đoạn, DSB đãkhông thể hoặc là không sẵn sàng đưa ra giải pháp cho các vấn đề cụ thể. Nếuquy định cho phép hành động tự động thì DSB hành động rất nhanh và không có saisót. Tuy nhiên, nếu những vấn đề mà DSU không điều chỉnh, DSB chỉ khuyến khíchcác cuộc tranh luận, sau đó chỉ “ghi nhận các vấn đề”, rồi đẩy các vấn đề đósang cho một diễn đàn khác tìm giải pháp.

Vấn đề đặt ra là DSB có thể làm gì- kể cả dưới hình thứckhông chính thức- để khuyến khích hơn nữa việc tranh luận và việc hình thànhcác giải pháp cho các vấn đề mang tính hệ thống này. Ví dụ như, có thể tăng cườngsự tương tác giữa DSB và DSB trong các phiên họp đặc biệt, bởi nếu DSB trongcác phiên họp đặc biệt có thể đưa ra lộ trình cụ thể cho các chương trình nghịsự chính về các vấn đề tồn tại đã lâu, cơ quan này cũng có thể xem xét các vấnđề hiện đang tồn tại nhằm mục đích gợi ý các giải pháp cho DSB.

Thảo luận tập thể cũng có thể giúp trả lời cho thực tế là mộtsố giải pháp và thông lệ mang tính cụ thể theo từng vụ việc được thông qua bởicác bên tham gia tranh chấp trong một vụ việc cụ thể có thể không phản ánh hoàntoàn lợi ích hoặc ý chí tập thể của các thành viên. Chính là các bên không thamgia tranh chấp đã đưa ra DSB rất nhiều vấn đề mang tính hệ thống. Các bên thamgia tranh chấp thường muốn thảo luận các vấn đề thủ tục một cách bí mật với BanHội thẩm. Các bên thứ 3 thường không có cách nào khác là đưa vấn đề ra DSB, mộtdiễn đàn mà lợi ích của các bên tranh chấp và các Thành viên khác có thể gặpnhau.

Lời kết

Tuy vẫn còn có những tồn tại trong quá trình giải quyết cácvụ việc tranh chấp tại WTO, nhưng không thể phủ nhận rằng năm 2013 thực sự là mộtnăm thành công và hiệu quả chưa từng thấy của cơ chế giải quyết tranh chấp tạiWTO.Việc các Thành viên - bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển vẫn tiếptục tin tưởng dựa vào cơ chế này để giải quyết các vấn đề bất đồng trong thươngmại, ngay cả khi tính phức tạp và chi phí của cơ chế này (lâu nay được ví nhưlà “viên đá quý trên chiếc vương miện” của WTO) ngày càng tăng cao, cho thấy rằngcơ chế này đang bước vào giai đoạn ngày càng hoàn thiện dần. Đánh giá một cáchkhách quan, cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO là một trong những cơ chế giảiquyết tranh chấp hiêu quả nhất hiện nay trong xét xử tranh chấp quốc tế.

Tổng hợp từ bài viếtcủa Chủ tịch  DSB - WTO

Nguồn: Cục Quản lý Cạnhtranh

 

Quảng cáo sản phẩm