Trung Quốc: Làm sao để chống lại cuộc chiến chống bán phá giá?

27/10/2008 09:27 - 1878 lượt xem

TÓM TẮT
 
Kể từ khi WTO được thành lập vào năm 1995 cho đến nay, “phá giá” đã trở thành nguyên nhân chính của các vụ tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên.Trung Quốc được xem là nước bị kiện nhiều nhất khi có tới 225 cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các các mặt hàng xuất khẩu của nước này. Trong cuộc chiến chống bán phá giá này, Trung Quốc luôn là nước bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Điều này cho thấy cả chính phủ và các doanh nghiệp của Trung Quốc vẫn chưa có một chiến lược hay biện pháp cụ thể để đối phó với vấn nạn thương mại này. Mục đích của bài viết là phân tích rõ nội dung và trình tự của tất cả các vụ kiện chống bán phá giá đánh vào các doanh nghiệp Trung Quốc. Dựa trên những phân tích đó, bài viết cũng đưa ra các kiến nghị mang tính chiến lược và chính sách giúp chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc có sự chuẩn bị kĩ càng tránh các điều khoản phân biệt đối xử trong Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc và cho các vụ tranh chấp thương mại ngày một tăng trong lĩnh vực chống bán phá giá để bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc nói chung và lợi ích thương mại của các doanh nghiệp nói riêng.

Giới thiệu
 
Kể từ khi WTO được thành lập vào năm 1995 cho đến nay, “phá giá” đã trở thành nguyên nhân chính của các vụ tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên của tổ chức này. Số lượng các vụ kiện chống bán phá giá vẫn ngày một gia tăng. Theo số liệu về chống bán phá giá do Ban thư kí của Tổ chức thương mại thế giới công bố năm 2002, 21 thành viên của tổ chức này đã khởi xướng 330 cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu từ 64 quốc gia và lãnh thổ. Trong số 330 cuộc điều tra này, 182 cuộc là do các nước phát triển khởi xướng, 158 cuộc do các nước đang phát triển. Trung Quốc được xem  là nước bị kiện nhiều nhất khi nước này có liên quan tới 47 vụ. Tiếp sau đó là Hàn Quốc (19 vụ) và Đài Loan (19 vụ).

Chỉ trong 7 năm đầu, kể từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2001, 35 thành viên của tổ chức này đã khởi xướng 1 845 cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu từ 91 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong đó, Mỹ là nước đứng đầu (255 cuộc), tiếp theo là Ấn Độ (248 cuộc) và Liên minh Châu Âu (246 cuộc). Trung Quốc là nước bị kiện nhiều nhất, sau đó là Hàn Quốc (138 vụ).Trong tổng số 255 cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, 27% là của Châu Âu (36 cuộc) và Mỹ (33 cuộc), 33% là của 2 nước đang phát triển: Ấn Độ (48 cuộc) và Argentina (36 cuộc), được thể hiện trong Bảng 1.

Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức thương mại thế giới vào tháng 12/2001. Cùng với niềm vui này, vấn đề cấp bách đầu tiên mà Trung Quốc phải đối mặt là các vụ kiện chống bán phá giá. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã bị ngành sản xuất trong nước nhập khẩu kiện chống bán phá giá và hệ quả là nước này đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Rõ ràng, Trung Quốc là nước hay bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhưng dường như nước này vẫn chưa có một chính sách hay biện pháp cụ thể để đối phó với vấn nạn thương mại này. Vấn đề này cần được quan tâm nhiều hơn.

Bài nghiên cứu này tập trung xem xét những nội dung chính của tất cả các vụ kiện chống bán phá giá của WTO nhằm xác định xem đâu là vấn đề mấu chốt đằng sau các vụ kiện ấy. Sau đó sẽ là phần phân tích về nội dung và trình tự của các vụ kiện hàng xuất khẩu Trung Quốc bán phá giá. Dựa trên những phân tích đó, chúng tôi đưa ra các kiến nghị mang tính chiến lược và chính sách giúp chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc có sự chuẩn bị tốt hơn cho các vụ kiện chống bán phá giá cũng như bảo vệ lợi ích thương mại và kinh tế của quốc gia này.
Quảng cáo sản phẩm