Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO - Tôm nước ấm đông lạnh

28/06/2011 12:00 - 9545 lượt xem

Ban Hội thẩm được thành lập ngày 26/07/2010 

 Tiêu đề:

US — Tôm (Việt Nam)

Nguyên đơn:

Việt Nam

Bị đơn:

Hoa Kỳ

Các bên thứ ba:

Trung Quốc; Liên minh Châu Âu; Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc, Mexico; Thái Lan

Các Hiệp định liên quan:
(được đề cập trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới: Điều XVI:4
Nghị định thư gia nhập: Chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục II, 6.8, 6.10, 9.1, 9.3, 9.4, 11.2, 11.3, 2.1, 18.1, 18.4, 2.4, 2.4.2
GATT 1994: Điều I, II, VI:1, VI:2(a)

Yêu cầu tham vấn ngày:

01/02/2010
 


Bản tóm tắt dưới đây được cập nhật ngày 11/5/2011

Tham vấn

Do Việt Nam khởi kiện

Ngày 1/2/2010, Việt Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Hoa Kỳ liên quan đến một số biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Ngoài những rà soát hành chính và rà soát đối với các nhà nhập khẩu mới, tham vấn còn đề cập đến một số điều luật, quy định, thực tiễn và thủ tục hành chính của Hoa Kỳ bao gồm cả phương pháp “quy về 0”.

Việt Nam cho rằng các biện pháp này không phù hợp với nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo:
 

  • Điều I, II, VI:1 và VI:2 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994);
  • Một số điều khoản của Hiệp định về Chống bán phá giá;
  • Điều XVI: 4 của Hiệp định WTO; và
  • Nghị định thư gia nhập của Việt Nam.

Ngày 12/02/2010, Liên minh Châu Âu và Nhật bản đã yêu cầu được tham gia tham vấn. Ngày 15/02/2010, Thái Lan cũng yêu cầu được tham gia tham vấn.

Ngày 7/4/2010, Phía Việt Nam yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 20/4/2010. DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm.

Quá trình Hội thẩm và Phúc thẩm

Tại cuộc họp ngày 18/05/2010, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trong WTO (DSB) đã quyết định thành lập Ban Hội thẩm. Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico và Thái Lan tham gia với vai trò các Bên thứ ba. Tiếp theo là Trung Quốc và Ấn Độ tham gia là các Bên thứ ba. Ngày 14/7/2010, Việt Nam đề nghị Tổng Giám Đốc xác định thành phần Ban Hội thẩm. Ngày 26/7/2010, thành phần Ban Hội thẩm được xác định. Ngày 10/1/2011, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo thời gian làm việctới DSB sau khi tham vấn các bên liên quan và thống nhất thời hạn ban hành báo cáo cuối cùng là ngày 22/04/2011. Do một số mâu thuẫn không lường trước, Ban Hội thẩm dự kiến sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng tới các bên vào ngày 06/5/2011. Ngày 19/6/2011, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB rằng báo cáo cuối cùng sẽ được ban hành tới các bên vào cuối tháng 5/2011
 
Ngày 19/05/2011, Ban Hội thẩm ban hành báo cáo tới các bên liên quan. Ngày 11/07/2011 Báo cáo được công bố tới các thành viên

Tóm tắt các phán quyết chính

Tóm tắt

1. Trong tranh chấp này, Việt Nam khởi kiện một số khía cạnh trong Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong vụ kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh (tôm) của Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam khởi kiện việc DOC “tiếp tục sử dụng”, trong một số thủ tục, cũng như việc áp dụng trong rà soát lần hai và lần ba. Các thủ tục bị khiếu kiện bởi Việt Nam bao gồm:

a. Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng zeroing (“quy về 0”) trong việc tính toán biên độ phá giá;

b. Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ giới hạn số lượng các nhà xuất khẩu hay sản xuất được lựa chọn trong các cuộc điều tra riêng biệt hay rà soát.

c. Việc sử dụng quy tắc thuế suất toàn quốc xác định trên cơ sở các số liệu có sẵn, trái với thực tế đối với các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất Việt Nam không chứng minh được việc họ độc lập với chính phủ Việt Nam trong hoạt động thương mại và bán hàng;

2. Thêm vào đó, Việt Nam khiếu kiện các thuế suất chung do Bộ thương mại Hoa Kỳ sử dụng trong trong rà soát lần hai và lần ba.

3. Cuối cùng, Việt Nam cũng khiếu kiện việc sử dụng “phương pháp zeroing”, bởi vì nó liên quan tới việc tính toán biên độ phá giá trong bối cảnh của các cuộc rà soát.

Các yêu cầu của Hoa Kỳ trong phán quyết giữa kỳ

4. Hoa Kỳ phản đối tạm thời các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm. Đặc biệt, Hoa Kỳ cho rằng, biện pháp miêu tả bởi Việt nam là “tiếp tục sử dụng các thủ tục khiếu kiện” trong các thủ tục liên tục của vụ chống bán phá giá tôm đã: (1) nằm ngoài phạm vicác điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm vì không được nêu rõ trong yêu cầu tham vấn Ban Hội thẩm của Việt Nam; và (2) không phải là đối tượng của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vì nó có mục đích bao gồm các biện pháp trong tương lai. Ban Hội thẩm đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ về một phán quyết tạm thời liên quan tới khía cạnh này. Ban Hội thẩm kết luận rằng yêu cầu tham vấn Ban Hội thẩm của Việt Nam không chỉ rõ tiêu chuẩn“tiếp tục sử dụng các thủ tục khiếu kiện” như là tiêu chuẩn cần xem xét trong tranh chấp này, theoĐiều 6.2 của DSU.

Các khiếu kiện của Việt Nam liên quan tới quy về 0

5. Ban Hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam rằng việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng “quy về 0” khi tính biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu được lựa chọn trong cuộc kiểm tra riêng lẻ khitiến hành rà soát lần hai và lần ba là không phù hợp với Điều 2.4 của Hiệp định chống bán phá giá (CBPG). Ban Hội thẩm thực thi điều khoản nền kinh tế tư pháp liên quan tới các khiếu kiện vi phạm bổ sung theo Điều 9.3, 2.1 và 2.4.2 của Hiệp định CBPG.

6. Ban Hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam rằng phương pháp “quy về 0” của Hoa Kỳ, liên quan tới việc sử dụng “quy về 0” trong rà soát hành chính, là không phù hợp với Điều 9.3 của Hiệp định CBPG và Điều VI:2 của GATT 1994. Ban Hội thẩm ban đầu kết luận rằng Việt Nam đã chứng minh được sự tồn tại của “phương pháp quy về 0” như một điều luật hay quy tắc chung và cả áp dụng trong tương lai. Ban Hội thẩm sau đó, dựa vào phán quyết trước đó của Cơ quan Phúc thẩm, đã kết luận “quy về 0” trong rà soát hành chính, “vì thế”, không phù hợp với hai điều khoản nêu trên.

Các khiếu kiện của Việt Nam liên quan tới quyết định giới hạn số lượng các nhà xuất khẩu được chọn điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ

7. Việt Nam cho rằng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã áp dụng câu thứ hai của Điều 6.10 của Hiệp định CBPG, cho phép trong vài trường hợp nhất định, các cơ quan điều tra được xác định biên độ phá giá riêng cho chỉ một sốnhà xuất khẩu được chọn điều tra, nhằm mục đích tước bỏ quyền lợi chính đáng của các nhà xuất khẩu bị điều tra Việt Nam theo câu đầu tiên của Điều 6.10 (đưa ra các quy tắc chung mà biên độ phá giá riêng được xác định cho từng nhà xuất khẩu bị điều tra) cũng như theo Điều 9.3, 11.1 và 11.3 của Hiệp định CBPG. Ban Hội thẩm bác bỏ những khiếu kiện này. Nguyên nhân là do Việt Nam đã không khẳng định việc giới hạn điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong rà soát lần 2 và lần 3 là không phù hợp với câu thứ hai của Điều 6.10, và cho rằng không có điều khoản nào do Việt Nam trích dẫn áp đặt bất kỳ giới hạn nào trong việc các cơ quan có thẩm quyền tự hạn chế cuộc điều tra của họ, trừ những điều được quy định trong điều khoản đó.

8. Thêm vào đó, Việt Nam đã đưa ra hai khiếu kiện khác nhau theo Điều 6.10.2 của Hiệp định CBPG:

a. Việt Nam cho rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã vi phạm câu đầu tiên của Điều 6.10.2 của Hiệp định CBPG, cho phép các cơ quan có thẩm quyền khi giới hạn cuộc kiểm tra sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho các nhà xuất khẩu không được lựa chọn kiểm tra mà có phản hồi tự nguyện. Ban Hội thẩm bác bỏ khiếu kiện này của Việt Nam, vì Việt Nam đã không thể đưa ra được bất kỳ ví dụ nào trong đó các nhà xuất khẩu được lựa chọn Việt Nam đưa ra một phản hồi tự nguyện.

b. Việt Nam còn khẳng định rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã hành động không phù hợp với chính quy định của cơ quan này theo câu thứ hai của Điều 6.10.2, cho phép “phản hồi tự nguyện sẽ không bị ngăn cản”. Ban Hội thẩm bác bỏ khiếu kiện này, kết luận rằng Việt Nam đã không chứng minh được hành động của Bộ Thương mại Hoa Kỳ trong các cuộc rà soát hành chính đã “cản trở” hợp pháp việc đưa ra các phản hồi tự nguyện từ các nhà xuất khẩu bị điều tra của Việt Nam.

Các khiếu kiện của Việt Nam liên quan tới thuế suất “chung” áp dụng cho các nhà xuất khẩu không được lựa chọn

9. Điều 9.4 không chỉ rõ rằng thuế suất “chung” lớn nhất có thể áp dụng với các nhà xuất khẩu không được lựa chọn trong trường hợp mà biên độ của các nhà xuất khẩu được lựa chọn bằng 0, sẽ là biên độ phá giá tối thiểu hay dựa trên cơ sở thực tế. Trong các phán quyết trước đó, Cơ quan Phúc thẩm đã coi điều này như khiếm khuyết của Điều 9.4. Trong “tình huống khiếm khuyết” của cả hai cuộc rà soát hành chính liên quan, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp dụng thuế suất “chung” ban đầu, xác định trong cuộc điều tra gốc, phù hợp với trọng số trung bình của biên độ phá giá riêng lẻ trong cuộc điều tra và được tính toán bằngphương pháp quy về 0. Việt Nam cho rằng việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sử dụng thuế suất “chung” trong các cuộc rà soát hành chính là không phù hợp với Điều 9.4 của Hiệp định CBPG. Đặc biệt, Việt Nam khẳng định việc áp dụng thuế suất chung được tính toán dựa trên cơ sở biên độ phá giá tính với quy về 0 là không phù hợp với điều khoản này. Ban Hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về vấn đề này. Ban Hội thẩm không giải quyết lập luận thứ hai, nhằm bổ sung cho khiếu kiện liên quan tới Điều 9.4, của Việt Nam, ấy là việc áp dụng thuế suất chung không được coi là kết quả từ các cuộc điều tra độc lập với từng nhà xuất khẩu được lựa chọn thông qua một quá trình liên tục và đưa ra mức thuế chống bán phá giá bất lợi cho các công ty không đươc lựa chọn trong cuộc điều tra riêng cũng là không phù hợp với điều khoản đó. Ban Hội thẩm cũng thực thi điều khoản nền kinh tế tư pháp liên quan tới các khiếu kiện vi phạm bổ sung theo Điều 9.3, 2.4.2 và 2.4 của Hiệp định CBPG.

Các khiếu kiện của Việt Nam liên quan tới biên độ phá giá phân bổ theo quy tắc thuế suất toàn quốc

10. Ban Hội thẩm ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã hành động không phù hợp với Điều 9.4 của Hiệp định CBPG khi mà áp dụng sai theo quy tắc thuế suất toàn quốc mức thuế suất chung cho các nhà xuất khẩu không được lựa chọn điều tra. Ban Hội thẩm giải thích rằng Điều 9.4 không quy định rằng cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền đưa ra điều kiệnáp dụng thuế suất chungtùy thuộc vào việc hoàn thành các quy định, ví dụ độc lập từ phía chính phủ. Ban Hội thẩm cũng cho rằng sự xuất hiện của tình huống khiếm khuyết không cho phép các cơ quan điều tra không áp dụng thuế suất chung cho các công ty xuất khẩu, trừ khi có quy định về việc sử dụng thuế suất đó

11. Thêm vào đó, Ban Hội thẩm cho rằng việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp dụng thuế suất từ dữ liệu sẵn có trên toàn quốc trong rà soát hành chính lần hai và mức thuế suất thực chất dựa trên dữ liệu sẵn có trong rà soát hành chính lần thứ ba, là không phù hợp với Điều 6.8 của Hiệp định CBPG.

Các vấn đề khác liên quan tới các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm

12. Việt Nam khiếu kiện việc vi phạm Điều 17.6(i) của Hiệp định CBPG liên quan tới thuế suất chung và thuế suất phân bổ theo quy tắc thuế suất toàn quốc. Trong mỗi trường hợp, Ban Hội thẩm cho rằng khiếu kiện của Việt Nam đã vượt ra ngoài phạm vi điều khoản tham chiếu bởi vì Việt Nam đã không đưa các khiếu kiện liên quan tới điều khoản này trong yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm của mình.

13. Thêm vào đó, Ban Hội thẩm tìm ra một vài khiếu kiện của Việt Nam, trong đó Việt Nam cho là “khiếu kiện kết quả” đã nằm ngoài phạm vi các điều khoản tham chiếu bởi vì chúng liên quan tới một biện pháp không thuộc phạm vi các điều khoản tham chiếu của Ban Hội thẩm.

Khuyến nghị

14. Theo Điều 19.1 của DSU, Hoa Kỳ đã hành động không phù hợp với các điều khoản của Hiệp định CBPG và GATT, Ban Hội thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phù hợp với các nghĩa vụ trong các Hiệp định đó.
Ngày 02/09/2011, báo cáo của Ban Hội thẩm được thông qua.

 Khoảng thời gian hợp lý

Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong WTO ngày 27/09/2011, Hoa Kỳ ra thông báo về kế hoạch thực thi khuyến nghị, phán quyết của DSB để tuân thủ các nghĩa vụ của minh trong WTO. Hoa Kỳ cho rằng cần một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện thay đổi. Ngày 31/10/2011, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thông báo lên DSB về việc hai bên nhất trí khoảng thời gian hợp lý để Hoa Kỳ thực hiện các khuyến nghị và phán quyết là 10 tháng. Theo đó, khoảng thời gian này sẽ hết hiệu lực vào 02/07/2012.

Giải pháp thống nhất

Ngày 18/07/2016, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ra thông báo tới Cơ quan Giải quyết tranh chấp trong WTO về việc hai quốc gia đã đạt được giải pháp thống nhất về vấn đề này.
 

Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập biên dịch

Tải tài liệu
Yeu cau tham van.doc 57.5 KB
Phan tich vu kien DS 404.pdf 1486.11 KB
Report of Panel - DS404.pdf 531.69 KB
Quảng cáo sản phẩm