Vụ kiện chốt thép trong WTO và tác động tới Việt Nam

31/12/2011 12:00 - 4401 lượt xem

Ngày15/07/2011 vừa qua, Cơ quan Phúc thẩm (Appellate Body – AB) của Tổ chức Thươngmại Thế giới đã đưa ra báo cáo phán quyết trong vụ tranh chấp DS397 do Trung Quốckhởi xướng liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá chính thức mà EC đã ápđặt với sản phẩm chốt sắt thép (certain iron or steel fasteners) nhập khẩu từTrung Quốc. Báo cáo này có thể buộc EC phải thay đổi các quy định và thủ tụctrong điều tra chống bán phá giá đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường(NMEs) nói chung chứ không chỉ riêng đối với Trung Quốc. Vì vậy, kết quả của vụkiện này được dự báo sẽ có tác động lớn tới thủ tục điều tra chống bán phá giácủa EC đối với các sản phẩm nhập khẩu từ một nước chưa được công nhận nền kinhtế thị trường như Việt Nam.

Dướiđây là thông tin tóm tắt diễn tiến vụ việc và những đánh giá tác động ảnh hưởngtừ vụ việc

I.                  Tómtắt nội dung, diễn biến vụ việc

Vụkiện số DS397 trong khuôn khổ WTO giữa Trung Quốc và EC có nguồn gốc từ vụ điềutra và áp thuế chống bán phá giá của EU đối với sản phẩm chốt sắt thép củaTrung Quốc năm 2007.

Dướiđây là một số thông tin cơ bản của vụ điều tra chống bán phá giá này:

-       Ngày 26/09/2007: Hội Công nghiệp chốt EU(đại diện cho hơn 25% tổng sản lượng chốt sắt thép) nộp đơn yêu cầu điều tra chốngbán phá giá đối với sản phẩm chốt sắt thép của Trung Quốc

-       Ngày 09/11/2007: EC chính thức khởi xướngđiều tra chốt sắt thép của Trung Quốc

Sảnphẩm bị điều tra: một số sản phẩm chốt sắt thép có mã CN 8 số bắt đầu bằng 7318

Giai đoạn điều tra: từ 01/10/2006 đến 30/09/2007.

            Quốcgia thay thế được lựa chọn: Ấn Độ

-       Ngày 26/01/2009:  EC ra kết luận cuối cùng (Quyết định số91/2009) khẳng định chốt sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc bán phá giá gây thiệthại cho ngành sản xuất nội địa EC.

Mức thuế suất áp dụng cho từngdoanh nghiệp bị đơn bắt buộc: từ 0.0% - 79.5%

Mức thuế suất toàn quốc áp dụng chotất cả các nhà sản xuất Trung Quốc: 85%

Mức thuế suất riêng biệt áp dụngcho các doanh nghiệp có hợp tác: 77.5%

Cácbiện pháp thuế áp dụng trên hiện đang có hiệu lực.

Khôngđồng tình với một số quy định và phương pháp tính toán mà EU áp dụng trong vụđiều tra chống bán phá giá nói trên, Chính phủ Trung Quốc đã khởi kiện EC raWTO. Vụ việc tại WTO.

Dướiđây là tóm tắt diễn biến vụ kiện DS397 tại WTO:

Giai đoạn Tham vấn

Ngày31/07/2009, Chính phủ Trung Quốc đã gửi yêu cầu tham vấn tới Cộng đồng Châu Âu(EC) liên quan tới các biện pháp chống bán phá giá (CBPG) mà EC đã áp dụng đốivới sản phẩm chốt sắt, thép của Trung Quốc.

TrungQuốc dẫn ra 02 nhóm vấn đề trong thực thi và quy định Pháp luật Chống bán phágiá của EC trong vụ điều tra chống bán phá giá chốt sắt thép Trung Quốc năm2007 mà nước này xem là vi phạm quy định của WTO:

(i)               Điều9(5) trong Quy định của Hội đồng EC số 384/96, ngày 22/12/1995 (Pháp luật về Chốngbán phá giá của EC) chỉcho phép áp dụng thuế suất riêng đối với những nhà xuất khẩu nước ngoài đáp ứngcác tiêu chí nhất định của EC;

(ii)            Quyếtđịnh của Hội đồng EC số 91/2009 ban hành ngày 26/01/2009, áp thuế chống bán phágiá đối với sản phẩm chốt sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trongđó, các vi phạm mà Trung Quốc viện dẫn thuộc các nhóm:

-        Vi phạm quy định trong quyết định khởixướng điều tra, cụ thể là tính đại diện cho ngành sản xuất nội địa của bên đệđơn;

-        Vi phạm các quy định trong xác định sảnphẩm tương tự;

-        Vi phạm quy định trong xác định thời hạnđiều tra;

-        Vi phạm các nguyên tắc trong xác địnhthiệt hại và mối quan hệ nhân quả;

-        Vi phạm nguyên tắc về điều kiện hưởngthuế suất riêng và Quy chế nền kinh tế thị trường;

Tham vấn giữa haibên nhằm giải quyết ổn thỏa, nhanh chóng vụ việc đã không thành công. Ngày 12/10/2009Trung Quốc chính thức đề nghị WTO thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấpnày theo Cơ chế giải quyết trong khuôn khổ WTO (DSU).

Giai đoạn Hội thẩm và Phúc thẩm

Ngày 03/12/2010, Ban Hội thẩm ra báo cáo về vụ việc tớicác bên liên quan. Báo cáo của Ban Hội thẩm kết luận Điều khoản 9(5) Pháp luậtChống bán phá giá của EC vi phạm pháp luật WTO và bác bỏ cáo buộc của Trung Quốcvề những vấn đề còn lại.

Theo Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO, EC và TrungQuốc sẽ có khoảng thời gian 60 ngày để đưa ra kháng cáo báo cáo của Ban Hội thẩm,tuy nhiên, hai bên đã nhất trí gia hạn thời gian này tới ngày 25/03/2011. NếuEC và Trung Quốc không có kháng cáo trong thời gian trên, Báo cáo của Ban Hộithẩm sẽ được DSB thông qua và có giá trị bắt buộc.

Vào ngày cuối cùng của thời hạn trên, ngày 25/03/2011, ECđã quyết định đưa ra kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm, yêu cầu cơ quan này xemxét các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban Hội thẩm.

Ngày 15/07/2011, Cơ quan Phúc thẩm đã đưa ra báo cáo. Dướiđây là những kết luận về các vấn đề bị kháng cáo cũng như lập luận mà Cơ quannày đã sử dụng.

(i)               Liênquan đến Điều 9(5) của Pháp luật về Chống bán phá giá của EC

Theo Điều 9(5) của Quyđịnh về chống bán phá giá EC, khi áp thuế chống bán phá giá, các nhà xuất khẩutừ nước có nền kinh tế phi thị trường chỉ có thể nhận được mức thuế suất riêngbiệt nếu họ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhất định của EU (chứng minh được hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp mình độc lập/ không chịu sự kiểm soát của Nhànước). Khi các nhà xuất khẩu nước ngoài không thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sẽphải chịu mức thuế suất chung toàn quốc (thường là mức thuế cao hơn hẳn so vớimức thuế suất riêng biệt).

Trong khi đó,  tại Hiệp định về Chống bán phá giá, Điều 6.10quy định cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra xác định thuế suất riêng chotừng bị đơn trong vụ kiện; Điều 9.4 nêu rõ trong trường hợp không thể điều tratoàn bộ nhà xuất khẩu/ sản xuất, cơ quan điều tra có thể chỉ điều tra một số bịđơn nhất định, số bị đơn còn  lại sẽ đượchưởng mức thuế suất bằng bình quân gia quyền thuế suất của các bị đơn được điềutra (mà không cần phải đáp ứng bất kỳ tiêu chí bổ sung nào). Như vậy, việc Điều9(5) của EC đặt thêm các tiêu chí về sự kiểm soát của Nhà nước là không phù hợpvới các Điều 6 và 9 của Hiệp định về chống bán phá giá của WTO.

EC lập luận rằngcác doanh nghiệp không chứng minh được mình độc lập khỏi kiểm soát của nhà nướcthì về cơ bản là giống nhau và cần được xem là “một thực thể”, và mức thuế suấtchung toàn quốc cũng được xem là “một mức thuế suất riêng biệt” áp dụng riêngcho thực thể đó, Cơ quan Hội thẩm cho rằng lập luận này có thể là hợp lý, nhưngnội dung các tiêu chí mà Điều 9 (5) của EC nêu không phù hợp với mục tiêu xemxét liệu có sự kiểm soát của Nhà nước hay không.

Với các lý do này, Cơquan Phúc thẩm ủng hộ kết luận của Ban Hội thẩm rằng việc EC quy định Điều 9(5)Pháp luật chống bán phá giá EC và áp dụng quy định này trong điều tra sản phẩmchốt sắp thép này là vi phạm các quy định của WTO. Cụ thể, báo cáo chỉ rõ Điều9(5) Pháp luật chống bán phá giá EC và việc thực thi điều khoản này là trái vớiĐiều 6.10 và 9.2 Hiệp định CBPG khi đặt thêm điều kiện cho các nhà sản xuất/ xuấtkhẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nhất định mới được hưởng thuế suất riêngbiệt.

(ii)            Liênquan đến các biện pháp chống bán phá giá áp dụng đối với sản phẩm chốt sắt thépnhập khẩu từ Trung Quốc

Đây là cáo buộc diện rộng của Trung Quốc, bao gồm nhiều vấnđề từ giai đoạn khởi xướng điều tra, điều tra xác định hành vi bán phá giá, điềutra xác định thiệt hại, tới giai đoạn quyết định áp đặt biện pháp cuối cùngtrong vụ điều tra sản phẩm chốt sắt thép của Trung Quốc.

Trong báo cáo của mình, Cơ quan Phúc thẩm không thay đổikết luận này của Ban Hội thẩm, khẳng định EU không có vi phạm trong những nộidung bị cáo buộc này. Mặc dù vậy, những phân tích trong báo cáo của Cơ quanphúc thẩm cũng cho thấy EC mắc một số sơ hở về pháp lý trong quá trình điều trachống bán phá giá và trong tương lai EC sẽ phải cẩn trọng nếu không muốn bịthua kiện (đặc biệt trong vấn đề xác định phạm vi của ngành sản xuất nội địakhi đánh giá thiệt hại).

Ngày 28/07/2011, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) đãthông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo sửa đổi của Ban Hội thẩm.

Thựcthi các báo cáo được thông qua

Ngày 18/08/2011, EU đã thông báo tới Cơ quan giải quyếttranh chấp (DSB) trong WTO thiện chí sẽ thi hành các khuyến nghị và kết luận củaDSB thực hiện theo đúng nghĩa vụ trong WTO. Tuy nhiên, EU thông báo cần một khoảngthời gian thích hợp để thực thi các khuyến nghị trên. Đây có thể được xem như mộttín hiệu tốt từ phía EU (bởi trên thực tế không nhiều nước ngay lập tức tuyên bốsẽ thực hiện đúng khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO như vậy).

II.              Nội dung và Ý nghĩa của vụ việc đối với Việt Nam

 

1.       “Quy chế Nền Kinh tế Phi thị trường” trong điềutra chống bán phá giá/chống trợ cấp và Ý nghĩa của phán quyết WTO vụ DS397

Vấn đề nền kinh tế phi thị trường trong các điều tra chốngbán phá giá/chống trợ cấp bắt nguồn từ điều khoản bổ sung thứ 2, đoạn 1, ĐiềuVI (Hiệp định về chống bán phá giá) của GATT 1947 và tiếp tục được duy trì chođến nay. Theo điều khoản này thì với các nước có nền kinh tế phi thị trường, dogiá cả tại các nước này bị Nhà nước ấn định, việc tính toán dựa trên giá nội địatrong quá trình điều tra có thể là “không phù hợp”. Nói cách khác quy định nàygián tiếp cho phép nước nhập khẩu được áp dụng phương pháp khác so với phươngpháp chuẩn mà WTO quy định liên quan đến giá nội địa.

Các thành viên quan trọng trong WTO (như Hoa Kỳ, EU) đã“tận dụng” diễn giải này và sự không rõ ràng trong các quy định của WTO để áp đặtđối với các thành viên mới, có nền kinh tế đang chuyển đổi, phải chấp nhận sựphân biệt đối xử kinh tế phi thị trường (NME). Cụ thể, đối với các nước bị xemlà NME, trong điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp, EU hay Hoa Kỳ sẽ viện dẫnquy định nói trên để không áp dụng các phương pháp tính toán chuẩn mà WTO quy địnhcho các điều tra này và lựa chọn một phương pháp mà họ cho là phù hợp. Phươngpháp này thường là dùng các giá cả, chi phí của một nước khác thay thế cho giácả, chi phí thực của doanh nghiệp khi điều tra. Đồng thời, EU và Hoa Kỳ cũng đặtra những điều kiện liên quan đến kinh tế phi thị trường để ngăn các doanh nghiệptừ NME không được hưởng các đối xử chuẩn theo nguyên tắc của WTO. Theo quy địnhtại Pháp luật chống bán phá giá tại nhiều quốc gia thành viên WTO (ví dụ Hoa Kỳ,Liên minh Châu Âu, Canada, Braxin...), thủ tục và phương pháp điều tra chốngbán phá giá/chống trợ cấp đối với doanh nghiệp xuất khẩu từ một nước NME phức tạpvà thiếu công bằng (hoặc ít nhất là không đảm bảo các chuẩn theo WTO), đặc biệtlà 2 nhóm quy định sau:

(i)               Nhà xuất khẩu/sản xuất phải chứng minh hoạt động xuất khẩulà “độc lập” với sự kiểm soát của Nhà nước mới có thể được áp dụng mức thuế suất riêng biệt: để chứngminh được sự “độc lập” của mình các doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ cáctiêu chí mà quy định và thủ tục điều tra của nước nhập khẩu đề ra. Điều kiệnnày buộc các doanh nghiệp từ nước NME bị điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấpphải chịu thêm một thủ tục xem xét và chứng minh, nếu không sẽ phải chịu mứcthuế suất chung mà thường là rất cao

(ii)            Trongxác định biên độ phá giá, cơ quan điềutra của nước nhập khẩu sẽ tính “giá thông thường” thông qua phương pháp tínhtoán các yếu tố sản xuất đầu vào thực tế của các nhà sản xuất, xuất khẩu tại mộtnước thứ ba (quốc gia thay thế) có nền kinh tế thị trường. Quy định này sẽ khiếnbiên độ phá giá không phản ánh thực tế kinh doanh, giá cả của doanh nghiệp màphụ thuộc vào giá của một nước thứ ba. Nhiều trường hợp cách tính này khiếnbiên độ phá giá/trợ cấp bị “thổi phồng” một cách bất công và khiến doanh nghiệpchịu thuế suất chống bán phá giá/chống trợ cấp cao hơn;

Trong khi đó, theo cam kết về NME mà Trung Quốc và ViệtNam bị “ép” phải chấp nhận trong quá trình gia nhập WTO, vấn đề NME chỉ ảnh hưởngđến việc tính toán “giá thông thường” trong điều tra chống phá giá/chống trợ cấp.

Theo lý thuyết này thì tất cả những quy định khác biệt ápdụng cho NME ngoài lĩnh vực “tính giá thông thường” là không phù hợp với WTO vàcam kết của nước NME liên quan.

Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong vụ việc này cũngdựa vào logics nói trên để kết luận rằng Điều 9(5) Quy chế về chống bán phá giácủa EU vi phạm WTO (điều khoản này quy định điều kiện riêng cho NME trong vấn đềthuế suất riêng rẽ, tức là nằm ngoài vấn đề “giá thông thường”).

2.      Ýnghĩa của vụ việc đối với Việt Nam

Trong vụ kiện DS397 này, vấn đề bị Trung Quốc kiện là bảnthân quy định tại Điều 9(5) Quy tắc về chống bán phá giá của EU (“as such”)cũng như việc áp dụng quy định này trong vụ điều tra chốt sắt/thép (“asapplied”). Kiện “as such” sẽ buộc nước vi phạm phải sửa đổi bản thân quy địnhliên quan chứ không chỉ đơn thuần là sửa các kết quả trong vụ việc cụ thể nhưtrong trường hợp chỉ kiện “as applied”.

Mà Điều 9(5) Quy tắc về chống bán phá giá của EU hiện làđiều khoản áp dụng chung cho tất cả các nước xuất khẩu NME. Vì vậy nếu thực thiphán quyết của WTO, EU sẽ phải sửa đổi/hủy bỏ. Điều này cũng đồng nghĩa với việckhông chỉ Trung Quốc mà tất cả các nước xuất khẩu NME trong đó có Việt Nam cũngsẽ không phải áp dụng Điều 9(5) nữa. Do đó, dù không trực tiếp tham gia với vaitrò là bên nguyên đơn hay bên thứ ba của vụ tranh chấp này, Việt Nam cũng đượchưởng kết quả phán quyết WTO trong vấn đề này.

Ngày18/08/2011, EC cũng đã tuyên bố ý định thực thi các khuyến nghị của mình. Đâylà một tin vui cho các nhà xuất khẩu Việt Nam sang EU câu hỏi đặt ra là thời điểmEC thực hiện khuyến nghị và việc sửa đổi quy định Pháp luật chống bán phá giá sẽnhư thế nào. Câu trả lời sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của EC, nhưngkết quả của vụ việc rõ ràng là một sự kiện mở đường cho những nước như Việt Namđể có thể bảo vệ tốt hơn lợi ích của mình trước những bất công trong thủ tục điềutra chống bán phá giá đối với NME trong pháp luật của EU nói riêng và pháp luậtcác nước khác nói chung.

Nguồn: Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại - VCCI

 

Tải tài liệu
The Steel Fastener DS case in WTO.pdf
Quảng cáo sản phẩm