Vụ việc tư vấn số 13 - Giày Việt Nam bị kiện chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá ở Braxin - Những vấn đề cần lưu ý

31/12/2011 12:00 - 3089 lượt xem

 

Ngày 04/10/2011,Brazin ra quyết định khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giáđối với sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Việt Nam và Indonesia. Vụ việc xuất pháttừ nghi ngờ của phía Braxin rằng có hiện tượng doanh nghiệp Trung Quốc đang cốý lẩn tránh thuế chống bán phá giá hiện đang áp dụng với giày nhập khẩu từTrung Quốc bằng cách gian lận hoặc chuyển sản xuất sang các nước như Indonesiavà Việt Nam.

Về hình thức, đây chỉlà một vụ điều tra về hành vi gian lận để trốn thuế chống bán phá giá do một sốcông ty gây ra., Tuy nhiên, vì kết quả của vụ việcsẽ ảnh hưởng trực tiếpđến tấtcả các công ty Việt Nam đang và sẽ xuất khẩu mặt hàng này sang Braxin, cần xemđây như một vụ kiện chống bán phá giá thông thường và cần có cách ứng phó thíchhợp.Bài viết dưới đây giới thiệu vềthực tiễn và pháp luật của Braxinliên quan đếnđiều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá nhằm giúp hiệp hội và các doanhnghiệp da giày để có phương án đối phó tốt nhất trong vụ việc, từ đó có thể bảovệ quyền và lợi ích của mình tại thị trường này.

1.    Tình hình sử dụng các biện pháp chống bán phá giá củaBraxin

Braxin là mộttrong 5 nước tiến hành nhiều nhất các vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới(sau Ấn Độ, Mỹ, Liên minh châu Âu và Ac-hen-ti-na) với  216 vụ điều tra, trong đó 106 vụ có kết quả làáp dụng biện pháp chống bán phá giá trong khoảng 1/1/1995 đến31/12/2010.Vớisố lượng các biện pháp cuối cùng được áp dụng chỉ bằng gần một nửa sotổng số vụđiều tra cho thấy khả năng kháng kiện để không bị áp thuế ở Braxin là tương đốicao.Đây là một thực tế rất đáng quan tâm và là một nguồn khích lệ đáng kể chonhững doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá ởnước này.

Các nước bị Braxin kiện chống bánphá giá nhiều nhất:

Nước xuất khẩu

Số vụ điều tra

Argentina

10

Trung Quốc

44

India

10

Hàn Quốc

8

Đài Loan, Trung Quốc

7

Hoa Kỳ

32

Nguồn: www.wto.org

 

Nhìn vào biểu đồtrên có thể thấy xu hướng gia tăng các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chốngbán phá giá của Braxin trong những năm gần đây, đặc biệt tăng đột biến trongnăm 2010 với 37 vụ, đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ (41 vụ). Các sản phẩm bị kiệnchống bán phá giá nhiều nhất tại Braxin là chất dẻo, cao su (55 vụ), kim loạithường (41 vụ), hóa chất (40 vụ) và hàng dệt may (13 vụ). Nước xuất khẩu bị kiệnnhiều nhất là Trung Quốc với 44 vụ. Điều này rất nguy hiểm đối với Việt Nam bởiViệt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc nên rất dễ bị liên đới ảnh hưởng –Việt Nam có thể nằm trong nhóm nước bị kiện cùng Trung Quốc hoặc bị điều tra chốnglẩn tránh thuế chống bán phá giá hiện đang áp dụng đối với một sản phẩm nào đócủa Trung Quốc.Và vụ da giày chính là một ví dụ.

Đối với vụ việc cụ thể này, trên thực tế, giầy ViệtNam đã bị Braxin kiện chống bán phá giá cùng với Trung Quốc từ năm 2009.Tuynhiên do số lượng giày xuất khẩu sang Braxin quá nhỏ không đủ điều kiện khởi kiệnnên Việt nam sau đó thoát khỏi vụ kiện còn Trung Quốc bị áp thuế chống bán phágiá 12,47 USD/đôi. Lần này, Việt Nam bị kiện do Braxin nghi ngờ có hiện tượngchuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để sản xuất và lắp ráp rồi lại xuất khẩusang Braxin để lẩn tránh mức thuế chống bán phá giá nói trên.

Giày dép là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu sang Braxinlớn nhất của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong những năm gầnđây. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam sang Braxin đạt hơn 473triệu USD, tăng hơn 200% so với năm 2009.Trị giá kịm ngạch này không phải là lớn so với tổng kim ngạch xuất của ngành giầydép, tuy nhiên lại cho thấy Braxin có thể là một thị trường nhiều triển vọng, đặcbiệt khi một số thị trường truyền thống đang có nhiều khó khăn nội tại. Do vậy,vụ việc này cần được xử lý một cách phù hợp nhằm đạt được kết quả khả quan nhấtcó thể, từ đó bảo vệ tốt hơn lợi ích của xuất khẩu giầy Việt Nam tại thị trườngnày.

1.     Quy trình, thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế chốngbán phá giá tại Braxin

Việcđiều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá tại Braxin sẽ được thực hiệntheo các văn bản sau:

-        Thỏa thuận về việc thực hiện Điều VI củaGATT 1994, Phụ lục của Thỏa thuận thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (Hiệp địnhvề chống bán phá giá);

-        Luật 9019 ngày 30/3/1995 được thực hiệnthông qua Luật 11786 ngày 25/9/2008 của Braxin về việc áp dụng các biện pháp chốngbán phá giá và chống trợ cấp

-        Nghị định1602 ngày 23/8/1995 quy định về thủ tục hành chính liên quan đến thuế chống bánphá giá

-        Nghị định 7096 ngày 4/2/2010

-        Quy định 63 của Phòng Thương mại Nướcngoài Braxin ngày 17/8/2010, đăng trên Công báo Braxin ngày 18/8/2010.

-        Chỉ thị 21 ngày 18/10/2010, đăng trênCông báo Braxin ngày 20/10/2010

Theođó, việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá sẽ được tiến hànhtương tự như điều tra chống bán phá giá ban đầu. Cụ thể:

Cơquan có thẩm quyền:

-        Ban Phòng vệ Thương mại của Braxin(Departamento de Defesa Comercial – DECOM): tiếp nhận đơn kiện, tiến hành điềutra và đề xuất các biện pháp áp dụng

-        PhòngThương mại (Câmara deComércio Exterior- CAMEX): ra quyết định mở rộng biệnpháp chống bán phá giá hiện đang áp dụng dựa trên đề xuất của DECOM

Thủ tục điều tra:

-        Giaiđoạn tiền tố tụng:

ü Nguyênđơn nộp đơn kiện

ü Cơquan điều tra xem xét đơn kiện

ü Raquyết định khởi xướng điều tra hay không.

-        Giaiđoạn điều tra:

ü Gửibảng câu hỏi điều tra

ü Cácbên trả lời bảng câu hỏi điều tra

ü Tiếnhành điều tra thực địa nếu cần thiết

ü Raquyết định cuối cùng và lệnh áp thuế (nếu có)

Các thời hạn điều tra:

-        Ra quyết định khởi xướng điều tra: 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện

-        Gửi bình luận và yêu cầu điều trần: 20 ngày kể từ ngày thông báo điều trađược đăng trên Công báo chính thức của Braxin.

-        Gửi yêu cầu tham gia vào vụ việc của cácbên liên quan: 20 ngày kể từ ngày cóthông báo điều tra

-        Thời hạn trả lời bảng câu hỏi điều tra: 30 ngày kể từ ngày nhận được bảng câu hỏi,có thể gia hạn nhưng không quá 10 ngày.

Chú ý: các bên cóthể gửi bằng fax, hệ thống chuyển hình ảnh hay bất kỳ thiết bị nào khác để đáp ứngđược các thời hạn trên, và phải đảm bảo là DECOM nhận được thông tin trước 7 giờtối ngày đến hạn và trong vòng 5 ngày làm việc sau đó phải gửi bản gốc đến cơquan điều tra tại địa chỉ trong thông báo khởi xướng.

-        Kếtthúcđiều tra: sau 6 tháng kể từ ngày khởixướng điều tra, trong trường hợp đặc biệt, thời hạn điều tra có thể kéo dài lên9 tháng

Giaiđoạn điều tra:12 tháng trước khi nhận được đơn kiện chính thức, trong những trường hợp đặc biệt,giai đoạn điều tra có thể ít hơn 12 tháng nhưng không được ít hơn 6 tháng

Cácbên liên quan:

-        Nguyên đơn

-        Các nhà sản xuất sản phẩm tương tự với sảnphẩm bị áp thuế chống bán phá giá

-        Nước xuất khẩu sản phẩm bị điều tra chốnglẩn tránh thuế chống bán phá giá

-        Các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu mặt hàngbị điều tra

-        Các nhà nhập khẩu mặt hàng bị điều tra củaBraxin

-        Các công ty sản xuất các phần, bộ phậnnhập khẩu của sản phẩm bị điều tra

Cácbên khác được xác định bởi DECOM.

Đơn kiện sẽ bị từ chối nếu:

-        Nguyênđơn không phải là một bên liên quan và/hoặc không đảm bảo tính đại diện

-        Đơnkiện bao gồm các thông tin bí mật không thể công khai và/hoặc bằng tiếng nướcngoài

-        Đơnkiện không đủ bằng chứng chứng minh có hiện tượng gian lận để lẩn tránh thuế chốngbán phá giá hiện đang áp dụng.

Không quyết định áp thuế nếu:

-        Khôngcó đầy đủ bằng chứng về hành vi gian lận để lẩn tránh thuế chống bán phá giá

-        Giátrị của các phần, bộ phận có xuất xứ từ nước bị áp thuế chống bán phá giá ban đầuchiếm ít hơn 60% tổng giá trị của hàng hóa.

-        Tổnggiá trị chế biến gia tăng chiếm hơn 25% chi phí sản xuất.

(Chi phí sản xuất ở đây bao gồm tất cả các chi phí khả biến và cố định đểsản xuất nên hàng hóa, ngoại trừ chi phí bao bì và giảm giá.)

Trườnghợp doanh nghiệp không tham gia:

Bấtkỳ bên nào từ chối không cho phép cơ quan điều tra tiếp cận thông tin yêu cầu,hoặc không cung cấp thông tin đó trong thời hạn quy định, hoặc cản trở quátrình điều tra thì cơ quan điều tra sẽ sử dụng các thông tin sẵn có (thường bấtlợi hơn cho doanh nghiệp).

Doanhnghiệp tự bảo vệ mình:

Trongsuốt quá trình điều tra, doanh nghiệp có quyền được tự bảo vệ lợi ích của mìnhbằng cách yêu cầu bên kia cung cấp các thông tin không bí mật và đưa ra bình luậnđối với các thông tin đó.

Nguyên tắc áp thuế

Thuế chống bán phá giá được áp dụngtheo nguyên tắc thuế thấp hơn. Tức là mức thuế có thể thấp hơn biên phá giá miễnlà đủ để loại bỏ thiệt hại do hành vi phá giá gây ra.

Thờihạn áp thuế

Thuếchống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày áp thuế chính thứcvà sẽ chấm dứt nếu không có rà soát lại.

Đốitượng áp thuế: Tất cả hàng hóa liên quan nhập khẩu từnước bị kiện.

Điềunày có nghĩa là tất cả các nhà xuất khẩu, kể cả nhà xuất khẩu mới chưa từng xuấtkhẩu hàng hóa đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó cũng bị áp thuế chốngbán phá giá.

2.     Lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu giày Việt Nam

Từthực tiễn và pháp luật về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Braxin nóitrên có thể thấy Braxin không phải là nước quá khắt khe trong điều tra cũng nhưáp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các doanh nghiệp xuất khẩu giày của ViệtNam nếu có phương án kháng kiện hợp lý thì rất có thể sẽ thoát khỏi vụ kiện hoặcchỉ phải chịu mức thuế chống bán phá giá thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần lưuý:

-        Tìm hiểu đầy đủ quy trình, thủ tục kiệnchống lẩn tránh thuế chống bán phá giá tại Braxin để có thể đáp ứng đầy đủ vàđúng hạn các yêu cầu của cơ quan điều tra.

-        Tập hợp nguồn nhân lực, vật lực để đốiphó với vụ kiện

-        Chuẩn bị thông tin để có thể sẵn sàngcung cấp và chứng minh cho cơ quan điều tra khi cần thiết

-        Thuê luật sư tư vấn để các hoạt độngkháng kiện đạt được kết quả tốt nhất.

 

Nguồn: Hội đồng Tư vấn về Phòng vệthương mại

 
 
 

 

Quảng cáo sản phẩm