XK gạo sang các thị trường chính tại châu Phi giảm trong 10 tháng đầu năm 2014

29/11/2014 12:00 - 660 lượt xem

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường trọng điểm tại châu Phi trong 10 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013.

CôngThương - Cũng theo số liệu của Hải quan, Ghana và Bờ Biển Ngà là hai thị trường quan trọng nhất đối với gạo xuất khẩu của ta. Tuy trong tháng 10/2014, một số thị trường đã có dấu hiệu bắt đầu quay lại nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều hơn như Senegal, Angola, nhưng xét chung trong cả 10 tháng thì cả lượng và trị giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi giảm khá mạnh so với cùng kỳ.

Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Angeria giảm 60% về lượng và 58% về kim ngạch, sang Angola giảm 88% về lượng và 85% về kim ngạch, sang Angola giảm 74% về lượng và 69% về kim ngạch, sang Ghana giảm 18% về lượng và 5% về kim ngạch, sang Senegal giảm 6% vê lượng và 13% về kim ngạch, riêng sang thị trường Nam Phi có mức tăng trưởng không đáng kể, tăng 12% về lượng và 5% về kim ngạch, Nam Phi cũng không phải là thị trường quan trọng nhất về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khu vực.

Bảng: Xuất khẩu gạo sang một số thị trường trọng điểm châu Phi 10 tháng 2014

Đơn vị tính: tấn, triệu USD 

Thị trường

XK tháng 10/2014

XK 10 tháng 2014

So với cùng kỳ 2013

Lượng

So với tháng 9

Lượng

KN 10T/14

(+/- Lượng)

(+/- KN)

Angeria

4.265

-19%

35.614

15,51

-60%

-58%

Angola

1.214

39%

     12.509

6,43

-88%

-85%

Bờ Biển Ngà

761

-97%

   140.462

68,22

-74%

-69%

Ghana

  32.451

-11%

 274.784

150,36

-18%

-5%

Nam Phi

    1.547

-62%

     34.763

14,61

12%

5%

Senegal

      163

 

     43.221

15,16

-6%

-13%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi giai đoạn gần đây gặp một số trở ngại. Bên cạnh tình hình bất ổn ở một số khu vực, dịch Ebola tại một số nước Tây Phi, quan trong hơn về trung và dài hạn đó là sự cạnh tranh của nhiều nước xuất khẩu đang có chiến lược đẩy mạnh sản lượng và xuất khẩu gạo với giá thấp như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và một số nước khu vực Mỹ Latinh như: Brazil, Uruguay…

Nguồn: Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á- Bộ Công Thương
Quảng cáo sản phẩm