Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Australia tăng mạnh năm 2014

31/03/2015 12:00 - 772 lượt xem

(vasep.com.vn) Năm 2014, Australia NK cá ngừ từ 29 nước trên thế giới với 250 triệu USD, giảm 7% so với năm 2013. Thái Lan là nước cung cấp cá ngừ lớn nhất cho Australia, chiếm 86,2% tổng giá trị NK cá ngừ của thị trường này năm 2014.

Cá ngừ hộp là sản phẩm NK chính của Australia, chiếm 97,8% tổng NK các sản phẩm cá ngừ vào thị trường này.

Việt Nam đứng thứ 3 về giá trị và thứ 4 về khối lượng trong top các nước cung cấp cá ngừ hàng đầu cho Australia. Tuy đứng thứ 3 nhưng tỷ trọng cá ngừ Việt Nam trong tổng NK cá ngừ của Australia chỉ chiếm 1%.

Năm 2014, XK cá ngừ của Việt Nam sang Australia đạt 2,6 triệu USD, tăng mạnh 322% so với năm 2013. Hai tháng đầu năm 2015, Australia NK 148,5 nghìn USD cá ngừ từ Việt Nam, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2014.

Giá XK cá ngừ Việt Nam sang Australia đạt 6.613 USD/tấn trong khi các đối thủ cạnh tranh Thái Lan, Indonesia có giá thấp hơn lần lượt là 4.975 USD/tấn và 5.496 USD/tấn. Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh tranh về giá với các nước đối thủ.

Australia cũng là một nước khai thác và XK cá ngừ đi các thị trường với sản phẩm XK chính là cá ngừ đông lạnh. Nhật Bản là thị trường NK cá ngừ chính của Australia.

Việt Nam có tiềm năng XK cá ngừ sang Australia nhờ lợi thế về vị trí địa lý. Bên cạnh đó, nhu cầu  thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng của thị trường đang ngày càng tăng.

Australia là thị trường NK thủy sản tiềm năng bởi hàng năm nước này phải NK 70% lượng thủy sản cho tiêu dùng nội địa. Tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tăng từ 10kg/năm vào những năm 1990 lên khoảng 25kg/năm hiện nay. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân này vẫn còn thiếu 40% so với khuyến cáo của các tổ chức về sức khoẻ của nước này. Trong 10 năm tới, thị trường này có thể NK thêm 1 triệu tấn thủy sản mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA) đã có hiệu lực. Do vậy, các DN XK cá ngừ nên tìm hiểu và tận dụng tối đa các cơ hội mà hiệp định này đem lại.

Thị trường Australia đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Các DN nên chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm, phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng để đẩy mạnh XK sang thị trường này.

Giá trị NK cá ngừ vào Australia, 2010-2014 (nghìn USD) – Nguồn: ITC

Nguồn cung

2010

2011

2012

2013

2014

2014/2013(%)

TG

162.311

206.869

251.039

268.102

250.282

-6,6

Thái Lan

154.730

199.507

232.684

239.869

215.827

-10,0

Indonesia

1.631

2.384

9.097

19.136

24.123

26,1

Việt Nam

379

314

526

615

2.599

322,6

Philippines

2.201

1.402

3.745

3.162

2.453

-22,4

Italy

683

557

671

859

985

14,7

Hàn Quốc

561

623

667

826

847

2,5

Taipei, Chinese

4

2

830

1.065

616

-42,2

Maldives

33

82

701

574

488

-15,0

Fiji

509

280

267

291

385

32,3

 

Khối lượng NK cá ngừ vào Australia, 2010-2014 (tấn) – Nguồn: ITC

Nguồn cung

2010

2011

2012

2013

2014

2014/2013(%)

TG

41.838

53.672

54.045

57.893

48.880

-15,6

Thái Lan

40.286

52.038

50.935

52.835

43.380

-17,9

Indonesia

467

679

1.765

3.482

4.077

17,1

Philippines

490

307

763

733

583

-20,5

Việt Nam

127

125

100

123

393

219,5

Hàn Quốc

107

101

79

218

133

-39,0

Trung Quốc

209

247

250

224

98

-56,3

Italy

81

130

96

124

91

-26,6

Fiji

70

45

29

89

76

-14,6

Taipei, Chinese

1

0

28

65

49

-24,6

 
 Nguồn: VASEP
Quảng cáo sản phẩm