Đừng biến bảo vệ thương mại thành chủ nghĩa bảo hộ

22/09/2008 12:00 - 1373 lượt xem

Trong những tuần tới, Liên minh Châu Âu sẽ phải quyết định xem liệu họ có muốn mở lại cuộc tranh luận về các biện pháp bảo vệ thương mại vốn khá gay gắt và gây chia rẽ hay không.Đây là một vấn đề thường xuyên được trở đi trở lại trong những năm gần đây.

Với việc tiến hành rà soát thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giầy nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, Châu Âu sẽ làm chậm lại nỗ lực thoát khỏi những quan điểm đã lỗi thời về thương mại toàn cầu. Việc kéo dài thời hạn hiệu lực của những chính sách được xây dựng một cách yếu kém dưới danh nghĩa bảo hộ nền công nghiệp Châu Âu đã cho thấy sự xem nhẹ hoàn toàn những thực tiễn kinh tế. Chế độ bảo hộ dưới danh nghĩa bảo vệ nền sản xuất trong nước đã không còn ý nghĩa nữa.

Ngành công nghiệp giầy không phải là khu vực trọng điểm duy nhất của Châu Âu. Tuy nhiên, trường hợp của ngành này đã minh họa một cách rõ ràng tình trạng khó khăn của tất cả các công ty Châu Âu hoạt động thương mại trên quy mô quốc tế.

Hoạt động giữa Châu Âu và các thị trường mới nổi mang lại cả những cơ hội dồi dào và những thách thức lớn. Khả năng cạnh tranh của EU sẽ được đo bằng cách thức mà nó giải quyết những thách thức đó. Việc xóa bỏ các rào cản thương mại bấy lâu rõ rằng sẽ phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Châu Âu tốt hơn là việc đưa ra những rào cản mới.

Điều này không có nghĩa là xem nhẹ sức mạnh của những nền kinh tế mới nổi, ví dụ như Trung Quốc – một quốc gia đã trải qua một quá trình phát triển đáng kinh ngạc trong một vài thập kỷ vừa qua. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng những thành tựu kinh tế của khu vực này sẽ khiến cho nên kinh tế của khu vực khác đi xuống.

Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể có được nếu như không có việc dỡ bỏ liên tục những rào cản đối với kinh tế và đầu tư quốc tế - một đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu ngày nay.Cơ hội của ngành công nghiệp sản xuất giày dép Châu Âu có liên hệ chặc chẽ với sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc và đóng góp vào sự chuyển mình của khối EU. Cùng lúc đó, ngành sản xuất và đội ngũ công nhân viên của Châu Âu cũng là một trong những đối tượng được hưởng lợi từ việc có nhiều lựa chọn hàng hóa hơn bao giờ hết với mức giá ngày càng ưu đãi.

Ngành công nghiệp giày dép là một ví dụ tiêu biểu về cách thức các doanh nghiệp Châu Âu hiện đại, cả lớn và nhỏ, đã định vị mình như thế nào giữa Châu Á và Châu Âu để đi đến thành công. Một mặt, các công ty này mở rộng khả năng sản xuất của họ ở Châu Âu để đạt được mức độ vượt trội về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, marketing, phân phối, quảng cáo, bán lẻ và chiến lược của các liên hiệp quốc tế. Mặt khác, họ đầu tư vào quá trình sản xuất toàn cầu hiệu quả và vào dây chuyền cung cấp để mang những sản phẩm phù hợp với túi tiền tới người tiêu dùng cả ở Châu Âu và những thị trường tiêu dùng đang mở rộng nhanh chóng tại những nền kinh tế mới nổi nói chung, chứ không chỉ riêng Trung Quốc.

Các phân ngành khác thì tập trung vào chuyên sản xuất ở Châu Âu những sản phẩm công nghệ cao hoặc chất lượng cao để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế bất chấp áp lực đến từ Châu Á và các thị trường mới nổi.

Để có khả năng cạnh tranh toàn cầu, ngành công nghiệp Châu Âu cần tìm ra những cách thức để khai thác những lợi ích có được từ “phép màu” Châu Á. Ngành sản xuất giày dép Châu Âu đã xác định được điều này từ hơn 20 năm trước. Do vậy, một số thương hiệu của Châu Âu hiện nằm trong số những thương hiệu thành công nhất trên thế giới. Ngày nay, các công ty EU đang dẫn đầu trên thị trường quốc tế, liên tục tăng đầu tư vào chất lượng và những ngành đem lại giá trị gia tăng cao ở Châu Âu. Sự tham gia của Châu Âu ở Trung Quốc không những không cản trở quá trình này mà còn là nguyên nhân giúp cho quá trình ấy diễn ra.

Do đó, sẽ là sai lầm khi cho rằng việc phải lựa “Châu Âu hay Trung Quốc” mà nhiều công ty và ngành kinh doanh đang gặp phải là “tiến thoái lưỡng nan”. Các công ty Châu Âu nên hợp tác với Trung Quốc vì lợi ích chung.

Peter Madelson, ủy viên thương mại EU đã phát biểu trong một bài diễn thuyết gần đây rằng “sẽ không còn một cánh cửa nào chắn ngang giữa “họ” và “chúng ta” nữa. Thực chất, Châu Âu và Trung Quốc giờ đây đã có được vị trí tốt hơn bao giờ hết để nằm bắt những cơ hội và lợi ích lớn lao nằm trong tầm tay của chúng ta”.

Để các nhà sản xuất Châu Âu có thể tiếp tục tạo ra công ăn việc làm, tạo ra sự đổi mới và giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được với chất lượng, lựa chọn và giá cả mà họ đáng được hưởng, các nhà hoạch định chính sách EU phải rút ra được kết luận chuẩn xác từ bài học về sự phát triển và thành công của Trung Quốc. Đối với ngành công nghiệp sản xuất giày dép, và với cả các ngành khác nữa, điều này đồng nghĩa với việc cuối cùng đã chịu loại bỏ những quan ddierm lỗi thời về cách thức kinh doanh thành công trong thời đại ngày nay.

Quan điểm sai lầm đầu tiên đó là các công ty Châu Âu chỉ cạnh tranh với Trung Quốc hoặc với các công ty nước ngoài khác. Những thương hiệu hiện nay, mà rất nhiều trong số đó là của các doanh nghiệp Châu Âu, đang cạnh tranh với nhau, trên tất cả các thị trường trên thế giới - nhưng tất cả chúng ta đều dựa vào các nhà cung cấp Trung Quốc và những bí quyết sản xuất có chất lượng cao của họ. Đây là một thực tế của cạnh tranh toàn cầu.

Câu chuyện hoang đường thứ hai là việc cho rằng sản xuất ở Trung Quốc sẽ không có lợi cho việc sản xuất ở Châu Âu. Thực tế, chừng nào việc chế tạo ở Trung Quốc còn dừng lại ở mức cung cấp linh kiện và phụ tùng cho phần còn lại của thế giới, giúp giảm thiểu chi phí, thì khi ấy vẫn là các doanh nghiệp Châu Âu là người tạo ra giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu, phát triển và thiết kế đến marketing, phấn phối, bán lẻ và quảng cáo. Các hoạt động này giúp kiến thiết đầu tư trong nước, tăng lao động có chất lượng và công nghệ vượt trội - những giá trị này hiện diện trong các sản phẩm giày dép đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng hiện đại.

Tương tự như quan niệm cho rằng sản xuất ngoài biên giới là một trò chơi không đem lại lợi nhuận, quan niệm Trung Quốc chỉ sản xuất cho Châu Âu và Hoa Kỳ là sai lầm. 1.3 tỉ người dân Trung Quốc không chỉ là người sản xuất, bản thân họ cũng là người tiêu dùng. Và họ ngày càng tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn. Các nhà sản xuất Châu Âu hiện diện ở Trung Quốc do vậy đang được tiếp cận trực tiếp với thị trường tiêu dùng quan trọng nhất của tương lai. Đầu tư vào Trung Quốc sẽ tăng cường sức mạnh chứ không phải làm yếu đi nền kinh tế Châu Âu.

Vì triển vọng cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu và Châu Âu đang trở nên ngày càng phụ thuộc hơn vào những thành công liên tiếp của nền kinh tế Trung Quốc, Châu Âu cần dựa vào chính sức mình và biến thành công của Trung Quốc thành thành công của chính mình. Trên hết, Châu Âu cần tránh rơi vào cái bẫy “chúng ta đối đâu với họ”. Các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo thương mại và những người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm trong việc thông tin công dân của mình về sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong nền kinh tế ngày nay và ý nghĩa của nó với lợi ích của chính Châu Âu.

Bài viết của Chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất sản phẩm thể thao Châu Âu và Phó Chủ tịch tập đoànPuma. 

08/09/2008 12:23

Nguồn: www.ft.com

Quảng cáo sản phẩm