Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

26/05/2023 04:58 - 63 lượt xem

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.

 

Ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

 

Việc áp thuế nhôm Trung Quốc với Việt Nam đã mang lại những lợi ích gì cho ngành nhôm trong nước cũng sự đảm bảo sự cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các doanh nghiệp, thưa ông?

 

Những năm 2016 - 2018, nhôm Trung Quốc dư thừa sản lượng, tràn vào bán phá giá khiến doanh nghiệp nhôm nội địa đã lâm vào cảnh ngừng hoạt động, công nhân mất việc.

 

Năm 2019, khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế tạm thời từ 2,49% đến 35,58%, hiệu lực 5 năm. Như vậy, quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực từ tháng 10/2024. Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ đến tháng 9/2023.

 

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chống buôn lậu và gian lận thương mại, đã ngăn chặn được nhôm Trung Quốc bán phá giá vào Việt Nam.

 

Qua theo dõi, thuế chống bán phá giá đối với nhôm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cho thấy có những tác động nhất định đến ngành sản xuất trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp nhôm trong nước có cơ hội phát triển trong những năm vừa qua.

 

Theo đó, lượng nhập khẩu nhôm là đối tượng điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã giảm đi nhiều. Trước khi biện pháp được áp dụng, 1 năm Việt Nam nhập khẩu 340 nghìn tấn nhôm, sau khi điều tra, lượng nhập khẩu giảm còn 1/3, việc này tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước cũng như giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.

 

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế chống bán phá giá nhôm định hình xuất xứ từ Trung Quốc đã từng là cứu cánh cho các doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam trước bờ vực phá sản hoặc mất chỗ đứng ở thị trường trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp trong Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam cũng đang xem xét lại tình hình và đề nghị Bộ Công thương gia hạn Quyết định thêm 5 năm. Xin ông cho biết bình luận về việc này?

 

Theo quy định của pháp luật thì biện pháp sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, như vậy, quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực từ tháng 10/2024 nếu không được gia hạn.

 

Theo quy định của pháp luật, trước khi hết thời hạn 1 năm, các nhà sản xuất trong nước có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng xem xét có gia hạn biện pháp chống bán phá giá. Trong giai đoạn tới, nếu có yêu cầu của ngành sản xuất nhôm trong nước thì chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và có các hoạt động rà soát theo đúng quy định.

 

Việc rà soát các biện pháp chống bán phá giá sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành và căn cứ vào các thông tin, dữ liệu mà các doanh nghiệp cung cấp.

 

Năm 2019, khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế tạm thời từ 2,49% đến 35,58%, hiệu lực 5 năm. Như vậy, quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực từ tháng 10/2024. Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ đến tháng 9/2023.

 

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chống buôn lậu và gian lận thương mại, đã ngăn chặn được nhôm Trung Quốc bán phá giá vào Việt Nam.

 

Qua theo dõi, thuế chống bán phá giá đối với nhôm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cho thấy có những tác động nhất định đến ngành sản xuất trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp nhôm trong nước có cơ hội phát triển trong những năm vừa qua.

 

Theo đó, lượng nhập khẩu nhôm là đối tượng điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã giảm đi nhiều. Trước khi biện pháp được áp dụng, 1 năm Việt Nam nhập khẩu 340 nghìn tấn nhôm, sau khi điều tra, lượng nhập khẩu giảm còn 1/3, việc này tạo cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước cũng như giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.

 

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế chống bán phá giá nhôm định hình xuất xứ từ Trung Quốc đã từng là cứu cánh cho các doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam trước bờ vực phá sản hoặc mất chỗ đứng ở thị trường trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp trong Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam cũng đang xem xét lại tình hình và đề nghị Bộ Công thương gia hạn Quyết định thêm 5 năm. Xin ông cho biết bình luận về việc này?

 

Theo quy định của pháp luật thì biện pháp sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, như vậy, quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ hết hiệu lực từ tháng 10/2024 nếu không được gia hạn.

 

Theo quy định của pháp luật, trước khi hết thời hạn 1 năm, các nhà sản xuất trong nước có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng xem xét có gia hạn biện pháp chống bán phá giá. Trong giai đoạn tới, nếu có yêu cầu của ngành sản xuất nhôm trong nước thì chúng tôi sẽ tiếp nhận hồ sơ, đánh giá và có các hoạt động rà soát theo đúng quy định.

 

Việc rà soát các biện pháp chống bán phá giá sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành và căn cứ vào các thông tin, dữ liệu mà các doanh nghiệp cung cấp.

 

Nguồn: Báo Công Thương

Quảng cáo sản phẩm