Các nền kinh tế mới nổi và sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ Nam-Nam

31/12/2013 12:00 - 1928 lượt xem

Chad P.Bown

Tóm lược:

Liệu xuất khẩu có thể phục hồi khi các rào cảnthương mại tạm thời hạn chế nhập khẩu như thuế chống bán phá giá cuối cùng được xóa bỏ?

Để đánh giá tầm quan trọng của vấn đề này đối với các nềnkinh tế mới nổi, nghiên cứu sử dụng các dữ liệu có sẵn mới nhất từ Cơ sở dữ liệu về các rào cản thương mại tạm thời của Ngân hàng Thế giới (World Bank'sTemporary Trade Barriers Database) để cập nhật số lượng các chỉ số bảo hộ nhậpkhẩu xuyên thời gian trên 3 phương diện: thời gian bổ sung tới năm 2011, phạmvi các quốc gia áp dụng chính sách bổ sung và sự khắc họa toàn diện về phạm vicác đối tác thương mại chịu ảnh hưởng. Kết quả thu được là các nhà xuất khẩu ởcác nền kinh tế mới nổi chịu tác động bởi các rào cản thương mại tạm thời và nhấnmạnh ý nghĩa kinh tế của các hạn chế nhập khẩu song phương do các nền kinh tế mớinổi khác áp đặt thường xuyên, cụ thể là chủ nghĩa bảo hộ Nam-Nam. Cuối cùng, nghiêncứu điều tra thực nghiệm liệu hoạt động xuất khẩu của các quốc gia có hồi phụckhi các biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời áp dụng trước đó được xóa bỏ. Cácnhà xuất khẩu Trung Quốc phản hồi rất nhanh chóng và mạnh mẽ với việc mở cửa tiếpcận thị trường trong việc xóa bỏ các hạn chế nhập khẩu. Điều này cũng khác biệtđáng kể so với phản hồi chậm và từ tốn của các nhà xuất khẩu tại các nền kinh tếmới nổi khác, đặc biệt trong trường hợp bảo hộ nhập khẩu áp dụng bởi các đốitác thương mại ở nền kinh tế mới nổi khác. Dẫn chứng này gợi ý về sự tồn tại củamột chi phí dài hạn chưa xác định được trước đó cùng với chủ nghĩa bảo hộ Nam–Nam và điều này cần được nghiên cứu tiếp.

Tải tài liệu
Emerging Economies and the Emergence of South-South Protectionism_0.pdf
Quảng cáo sản phẩm