21 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
22/10/2014 12:00
Theo công bố mớinhất của Bộ Công Thương, đến hết quí III tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của cảnước đã đạt 109,63 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 21 mặt hàngcó KNXK trên 1 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng là rau quả và hạt tiêu.
Nhiều nhóm hàng chủlực tăng trưởng mạnh
Nhận định về tìnhhình xuất khẩu, bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ CôngThương) cho biết: Trong tháng 9, do lượng tờ khai xuất khẩu hải quan bị ảnh hưởngbởi số ngày nghỉ lễ trong tháng nên tình hình xuất khẩu hàng hóa gặp đôi chútkhó khăn. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9 đạt 12,4 tỷ USD, giảm6,6% so với tháng trước. Tuy vậy, tính chung 9 tháng, KNXK vẫn tăng trưởng khảquan do nhiều nhóm hàng hóa chủ lực như công nghiệp chế biến và nông lâm thủy sảngiữ đà tăng trưởng so với cùng kỳ.
Đối với nhóm hàngnông lâm thủy sản, 9 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,82 tỷ USD, tăng 15%so với cùng kỳ, tăng cao hơn mức tăng bình quân xuất khẩu chung. Có những mặthàng tăng trưởng cao như: hạt tiêu tăng 43%, rau quả tăng 42,7%, nhân điều tăng23,6%, cà phê tăng 29,2% nên đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng KNXK 9tháng năm 2014. Đáng lưu ý, tuy giá xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùngkỳ nhưng do lượng xuất khẩu tăng đáng kể nên đã làm tăng 1,069 tỉ USD KNXK củanhóm này.Nhóm hàng côngnghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và là nhóm chiếm tỷ trọng lớnnhất trong tổng KNXK. 9 tháng KNXK ước đạt 79,3 tỷ USD, chiếm hơn 72,3% trong tổngKNXK, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Những mặt hàng chủ lực có quy mô xuấtkhẩu lớn như: dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng, có mứctăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành, tăng từ 14,4% đến25%. Trong khi đó, các mặt hàng có sự tham gia của khối FDI như máy vi tính, sảnphẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy ảnh, máy quayphim và linh kiện có mức tăng trưởng xuất khẩu không mạnh so với cùng kỳ nămngoái. Điều này thể hiện sau một thời gian tăng trưởng cao, các mặt hàng này đãcó sự tăng trưởng ổn định.
Theo khuyến cáo củaBộ Công Thương, trong nhóm công nghiệp chế biến, các mặt hàng hóa chất; túisách, vali, mũ, ô dù và đồ chơi, dụng cụ thể thao có mức tăng trưởng cao 30%.Lượng cầu đối với các mặt hàng này đang tăng dần tại các thị trường mới, do vậycần có các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến, phát triển thị trường để các doanh nghiệptại Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường này.
Đa dạng thị trườngxuất khẩu
Về thị trường xuấtkhẩu, 9 tháng qua, xuất khẩu sang các thị trường mới như châu Phi, châu Mỹ Latinh, Caribe đều có mức tăng trưởng khá cao. Điều đáng mừng là ở các thị trườngmới như châu Phi, châu Mỹ La tinh, vùng Caribe, dù KNXK chiếm tỷ trọng khôngquá lớn trong tổng kim ngạch chung nhưng con số tăng trưởng của các thị trườngnày so với cùng kỳ lại rất khả quan. Cụ thể, 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩusang các nước thuộc khu vực châu Phi đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ, trong đókhu vực Bắc Phi đạt 466 triệu USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ. Các nước trongnhóm này là Ai Cập và Algieri đều đạt mức tăng trưởng trên 50%.
Theo Thương vụ ViệtNam tại khu vực này, hiện các nước châu Phi đang trên đà phát triển, do vậy,nhu cầu về nông sản, dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại các loạivà phương tiện vận tải rất cao. Đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, những mặthàng xuất khẩu chính sang châu Phi có kim ngạch tăng chủ yếu là hàng công nghiệpnhư máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại, phương tiện vận tảivà phụ tùng, máy móc thiết bị, giày dép, sản phẩm dệt may, vật liệu xây dựng.Ngoài ra còn có nhóm hàng thủy sản, cà phê, hạt tiêu. Vì vậy, các doanh nghiệpcần nghiên cứu để mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.
Bên cạnh thị trườngchâu Phi, các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe cũng có mức tăng trưởng xuất khẩu đạt25,22 tỷ USD, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ. Riêng với thị trường Chile đã đạt354 triệu USD, tăng đến 132,9% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng này đạt được donhững tác động tích cực của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết giữahai nước vừa chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2014. Trước đó, vào tháng7/2014, KNXK của Việt Nam sang Chile đạt trên 250 triệu USD, tăng 102% so vớicùng kỳ năm 2013 và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Chile đạt 203 triệuUSD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013. Con số xuất nhập khẩu này đã đánh dấu lầnđầu tiên Việt Nam vươn lên vị trí xuất siêu, chấm dứt một giai đoạn dài nhậpsiêu từ Chile.
Bà Phan Thị DiệuHà cho biết, mặc dù KNXK sang các thị trường mới chưa đạt kết quả cao nhưng vớicon số tăng trưởng khả quan cho thấy, mục tiêu đa dạng hóa các thị trường xuấtkhẩu của Việt Nam đang đi đúng hướng. Do đó, cần tiếp tục mở rộng và đa dạnghóa thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường và các ưu đãitheo các cam kết quốc tế, nhất là các hiệp định thương mại đã ký kết để giatăng xuất khẩu, tập trung khai thác tốt hơn các thị trường truyền thống đồng thờiquan tâm phát triển các thị trường mới, nhất là các thị trường có nhiều tiềmnăng ở khu vực Đông Âu, Tây Á, Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh.
Theo đánh giá củaBộ Công Thương, trong quý IV là thời điểm tập trung các đơn hàng, các doanhnghiệp phải đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng những hợp đồng đã ký từ trước nên KNXKdự kiến sẽ tăng mạnh hơn những quý còn lại trong năm. Dự báo của Bộ CôngThương, nếu không có yếu tố đột biến, khả năng KNXK năm 2014 sẽ đạt khoảng 148tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2013 và tăng 10% do Quốc hội đề ra.
Nguồn: Tin tức
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)