4 tháng đầu năm 2016: Nhập khẩu phân bón tăng 3,2% về khối lượng
27/04/2016 12:00
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 4 đạt 346 nghìn tấn với giá trị 99 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2016 đạt 1,29 triệu tấn với giá trị đạt 376 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng nhưng lại giảm 4,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 142 nghìn tấn với giá trị đạt 35 triệu USD, tăng gấp hơn 3,5 lần về khối lượng và tăng hơn 2,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái; Phân SA ước đạt 315 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 39 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và 14,7% về giá trị so với năm 2015.
Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu đến từ Trung Quốc, chiếm 47,7% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này và tính đến hết tháng 3/2016, nhập khẩu phân bón từ thị trường này đã tăng 19,7% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Thị trường có sự gia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Malaysia (tăng hơn 12 lần về khối lượng và tăng hơn 8 lần về giá trị) tiếp theo là Hàn Quốc (tăng 71,6% về khối lượng và 50% về giá trị).
Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Belarut, giảm tới 36% về khối lượng và 45,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
27/04/2016
Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu đến từ Trung Quốc, chiếm 47,7% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này và tính đến hết tháng 3/2016, nhập khẩu phân bón từ thị trường này đã tăng 19,7% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Thị trường có sự gia tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Malaysia (tăng hơn 12 lần về khối lượng và tăng hơn 8 lần về giá trị) tiếp theo là Hàn Quốc (tăng 71,6% về khối lượng và 50% về giá trị).
Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Belarut, giảm tới 36% về khối lượng và 45,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
27/04/2016
Nguồn: Báo điện tử Công thương
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (03/07/2025)
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế (02/07/2025)
- Hàn Quốc xoay trục thương mại sang Việt Nam khi thuế quan Mỹ làm lung lay trụ cột xuất khẩu (02/07/2025)
- Dự báo xuất siêu hàng hóa đạt 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025 (02/07/2025)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA (02/07/2025)