5 tháng đầu năm, doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc đau đầu với bài toán nguyên liệu
30/06/2009 12:00
Nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc thừa nhận rằng, mấy tháng trở lại đây, nguồn nguyên liệu khan hiếm, giá tăng cao… nhà máy chế biến của họ buộc phải hoạt động cầm chừng, đtuột mất nhiều đơn hàng do giá XK không bù được giá thành sản xuất…
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2009, cả nước XK 27,34 nghìn tấn mực với tổng trị giá 97,92 triệu USD, giảm 12,2% về khối lượng (KL), 15,3% về giá trị (GT) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 5/2009, Việt Nam XK 6.470 tấn nhuyễn thể chân đầu tương đương 22,65 triệu USD, giảm 23,9% về KL, 28,3% về GT so với cùng kỳ năm 2008.
Thời gian gần đây, giá nguyên liệu hải sản tại nhiều địa phương như: Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu… tăng cao do sản lượng khai thác giảm sút, nguồn nguyên liệu mực, bạch tuộc đủ tiêu chuẩn XK không nhiều… Nhiều doanh nghiệp chế biến, XK mực, bạch tuộc cho rằng: Tại thời điểm này, nhu cầu nhuyễn thể chân đầu tại các thị trường nhập khẩu (NK) lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… đều tăng nhưng nguồn nguyên liệu quá khan hiếm, giá cao… khiến DN không dám ký hợp đồng do ít lời.
Như vậy, đến cuối tháng 5/2009, tình hình XK mực, bạch tuộc của Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu trong khi đầu ra tương đối thuận lợi so với những tháng cuối năm 2008.
Trước đó, vào vàthời điểm nửa đầu tháng 3/2009, sau một thời gian XK mực, bạch tuộc bị chững lại và giảm sút, các nhà XK nhuyễn thể chân đầu Việt Nam đã nhìn thấy dấu hiệu phục hồi ban đầu. Tuy nhiên, những tín hiệu khả quan này không kéo dài và XK lại tiếp tục sụt giảm. Tổng kết 5 tháng đầu năm 2009, chỉ có Mỹ, Ôxtrâylia và ASEAN là 3 thị trường nhập khẩu ổn định mực, bạch tuộc từ Việt Nam, tăng toàn diện cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ. Tuy nhiên, những thị trường này không đứng trong tốp 3 thị trường NK nhuyễn thể chân đầu lớn nhất từ Việt Nam.
Tháng 5/2009, Mỹ, Đài Loan và ASEAN tăng trưởng cả về KL và GT so với cùng kỳ năm 2008: Mỹ tăng 76,6% về KL, 98,8% về GT; Đài Loan tăng 21,1% về KL, 9% về GT; ASEAN tăng 325,5% về KL, 339,8% về GT, tuy nhiên, sự tăng trưởng này chưa đủ để xua tan không khí ảm đạm từ những thị trường chính: Nhật Bản, Hàn Quốc và EU khi Nhật Bản giảm 25,1% về KL, 20,2% về GT, Hàn Quốc giảm 20,9% về KL và GT; EU giảm 38% về KL, 49,1% về GT so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong thời gian này, GT xuất khẩu mực, bạch tuộc sang một số thị trường lớn khác như: Trung Quốc, Ôxtrâylia và Ixrael cũng giảm mạnh: Trung Quốc giảm 48,3%, Ôxtrâylia giảm 16,2%; Ixrael giảm 61,7% so với cùng kỳ năm 2008.
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vẫn nỗ lực tìm đầu ra cho xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng chế biến, tuy nhiên tình trạng khan hiếm nguyên liệu đang là những rào cản lớn khó vượt qua. Hiện nay, giá nguyên liệu hải sản trong nước quá cao và khan hiếm trong khi Nhà nước chưa có chính sách quy hoạch nuôi trồng, khai thác và tái tạo nguồn lợi biển. Ngoài việc nới lỏng quy định về NK thủy sản, ưu đãi về thuế… các DN chế biến, XK thủy hải sản trông chờ vào những động thái tích cực từ Chính phủ để bài toán đói nguyên liệu không còn là những vấn đề không phải bàn đi bàn lại, DN đủ lực duy trì được công suất chế biến, tận dụng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động…
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)