6 nước ASEAN đạt mục tiêu tự do hóa thuế quan
04/01/2010 12:00
Từ 1/1/2010, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ hoàn thành mục tiêu xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các hàng hóa tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN.
Theo đó, các nước ASEAN 6 sẽ hoàn thành việc xóa bỏ thuế quan đối với 7.881 dòng thuế cuối cùng tham gia chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung, nhằm thực hiện Khu vực Thương mại tự do ASEAN (CEPT-AFTA). Sự kiện này sẽ nâng tổng số dòng thuế đạt thuế suất tự do lên 54.457 dòng, đạt 99,11% tổng số dòng thuế của các nước ASEAN 6. Việc hoàn thành mục tiêu tự do hóa thuế quan của các nước ASEAN 6 sẽ làm giảm mức thuế quan trung bình của các nước này từ 0,79% năm 2009 xuống còn 0,05% vào năm 2010. Năm 2008 giá trị nhập khẩu nội khối đối với 7.881 dòng thuế này đạt 22,66 tỉ USD, tương đương với 11,84% tổng giá trị nhập khẩu của ASEAN 6 trong thương mại nội khối.
Các dòng thuế được đưa vào xóa bỏ thuế quan lần này bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng như: điều hòa không khí; ớt, nước mắm, xì dầu; linh kiện xe gắn máy và xe có động cơ xylanh. Các sản phẩm khác bao gồm sắt thép, nhựa, máy móc và thiết bị cơ khí, hóa chất, thực phẩm chế biến, giấy, xi măng, gốm sứ, sản phẩm thủy tinh.
Việc xoá bỏ thuế quan của ASEAN 6 khẳng định quyết tâm của ASEAN về dỡ bỏ các rào cản thuế quan nhằm tự do hóa hoàn toàn thương mại nội khối, thực hiện mục tiêu thiết lập một thị trường và cơ sở sản xuất động nhất được đề ra trong kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Được biết, chương trình CEPT-AFTA bao gồm toàn bộ các sản phẩm thương mại của các nước thành viên ASEAN được bắt đầu đưa vào cắt giảm thuế quan từ năm 1993. Theo lộ trình cắt giảm, xóa bỏ thuế quan của CEPT-AFTA, thuế suất thuế nhập khẩu của các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm của các nước thành viên sẽ được giảm xuống 0% vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và năm 2015 đối với bốn nước còn lại gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (ASEAN 4).
Theo CEPT-AFTA, thuế nhập khẩu của các sản phẩm nông nghiệp như: thuốc lá, cà phê, các động vật sống và sản phẩm động vật thuộc Danh mục nhạy cảm (SL) sẽ được giảm xuống 5% vào năm 2010 và 0% vào năm 2015. Các sản phẩm thuộc Danh mục nhạy cảm cao (HSL), trong đó có gạo, sẽ có mức thuế trần xác định theo lịch trình cụ thể. Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc Danh mục loại trừ chung (GEL) vẫn sẽ được duy trì. Các sản phẩm thuộc GEL bao gồm các dòng thuế liên quan đến an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe, thuần phong mỹ tục và có giá trị khảo cổ (ví dụ như vũ khí, đạn dược và thuốc phiện). Tính đến ngày 31/12/2009, ASEAN 6 còn 487 dòng thuế tương ứng với 0,89% tổng số dòng thuế của các nước ASEAN 6 vẫn được duy trì trong các Danh mục SL, HSL và GEL.
Ngoài tự do hoá thuế quan, ASEAN còn đồng thời thực hiện các sáng kiến về tạo thuận lợi cho thương mại, tích cực thúc đẩy đơn giản hóa thủ tục hải quan, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, thiết lập cơ chế “hải quan một cửa ASEAN” và Cơ sở dữ liệu chung ASEAN, tăng cường bảo hộ đầu tư, tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời loại bỏ các yếu tố cản trở dòng luân chuyển tự do của các chuyên gia và của lao động lành nghề trong khu vực.
Theo đó, các nước ASEAN 6 sẽ hoàn thành việc xóa bỏ thuế quan đối với 7.881 dòng thuế cuối cùng tham gia chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung, nhằm thực hiện Khu vực Thương mại tự do ASEAN (CEPT-AFTA). Sự kiện này sẽ nâng tổng số dòng thuế đạt thuế suất tự do lên 54.457 dòng, đạt 99,11% tổng số dòng thuế của các nước ASEAN 6. Việc hoàn thành mục tiêu tự do hóa thuế quan của các nước ASEAN 6 sẽ làm giảm mức thuế quan trung bình của các nước này từ 0,79% năm 2009 xuống còn 0,05% vào năm 2010. Năm 2008 giá trị nhập khẩu nội khối đối với 7.881 dòng thuế này đạt 22,66 tỉ USD, tương đương với 11,84% tổng giá trị nhập khẩu của ASEAN 6 trong thương mại nội khối.
Các dòng thuế được đưa vào xóa bỏ thuế quan lần này bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng như: điều hòa không khí; ớt, nước mắm, xì dầu; linh kiện xe gắn máy và xe có động cơ xylanh. Các sản phẩm khác bao gồm sắt thép, nhựa, máy móc và thiết bị cơ khí, hóa chất, thực phẩm chế biến, giấy, xi măng, gốm sứ, sản phẩm thủy tinh.
Việc xoá bỏ thuế quan của ASEAN 6 khẳng định quyết tâm của ASEAN về dỡ bỏ các rào cản thuế quan nhằm tự do hóa hoàn toàn thương mại nội khối, thực hiện mục tiêu thiết lập một thị trường và cơ sở sản xuất động nhất được đề ra trong kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Được biết, chương trình CEPT-AFTA bao gồm toàn bộ các sản phẩm thương mại của các nước thành viên ASEAN được bắt đầu đưa vào cắt giảm thuế quan từ năm 1993. Theo lộ trình cắt giảm, xóa bỏ thuế quan của CEPT-AFTA, thuế suất thuế nhập khẩu của các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm của các nước thành viên sẽ được giảm xuống 0% vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và năm 2015 đối với bốn nước còn lại gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (ASEAN 4).
Theo CEPT-AFTA, thuế nhập khẩu của các sản phẩm nông nghiệp như: thuốc lá, cà phê, các động vật sống và sản phẩm động vật thuộc Danh mục nhạy cảm (SL) sẽ được giảm xuống 5% vào năm 2010 và 0% vào năm 2015. Các sản phẩm thuộc Danh mục nhạy cảm cao (HSL), trong đó có gạo, sẽ có mức thuế trần xác định theo lịch trình cụ thể. Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc Danh mục loại trừ chung (GEL) vẫn sẽ được duy trì. Các sản phẩm thuộc GEL bao gồm các dòng thuế liên quan đến an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe, thuần phong mỹ tục và có giá trị khảo cổ (ví dụ như vũ khí, đạn dược và thuốc phiện). Tính đến ngày 31/12/2009, ASEAN 6 còn 487 dòng thuế tương ứng với 0,89% tổng số dòng thuế của các nước ASEAN 6 vẫn được duy trì trong các Danh mục SL, HSL và GEL.
Ngoài tự do hoá thuế quan, ASEAN còn đồng thời thực hiện các sáng kiến về tạo thuận lợi cho thương mại, tích cực thúc đẩy đơn giản hóa thủ tục hải quan, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan, thiết lập cơ chế “hải quan một cửa ASEAN” và Cơ sở dữ liệu chung ASEAN, tăng cường bảo hộ đầu tư, tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời loại bỏ các yếu tố cản trở dòng luân chuyển tự do của các chuyên gia và của lao động lành nghề trong khu vực.
Nguyễn Thị Hồng Thủy
Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế
Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế
Các tin khác
- Động lực mới cho thị trường ô tô nhập khẩu (05/05/2025)
- EC lùi thời gian thanh tra “thẻ vàng” IUU đến cuối năm (05/05/2025)
- Các công ty Canada chuyển hướng tìm kiếm sang thị trường Việt Nam (05/05/2025)
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng (28/04/2025)
- Ứng phó biến động thương mại toàn cầu: Kích cầu tiêu dùng nội địa, đa dạng thị trường xuất khẩu (28/04/2025)