Ấn Độ áp thuế chống bán phá giá đối với 15 vụ kiện trong giai đoạn 2009-2010

16/03/2010 02:59 - 1243 lượt xem

Trao đổi với tạp chí Rajya Sabha, Bộ trưởng Bộ thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Jyotiraditya Scindia cho biết Ấn Độ đã áp dụng thuế chống bán phá giá trong 15 vụ kiện trong 11 tháng đầu của năm tài khóa hiện hành, trong đó Trung Quốc là quốc gia bị áp thuế chống bán phá giá nhiều nhất.

Ông Scindia cho biết, trong tổng số 15 lần áp dụng thuế chống bán phá giá của Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 3/2009 đến 20/2/2010, 11 lệnh thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, số còn lại là đối với Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ và Anh.

Việc điều tra chống bán phá giá được khởi xướng trên cơ sở đơn kiện của các ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ. Tổng thư ký Cơ quan chống bán phá giá và thuế đề xuất mức thuế, trên cơ sở đó Bộ Tài Chính sẽ áp dụng các mức thuế nói trên.

Các mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá chủ yếu là vải sợi, hóa chất công nghiệp, linh kiện ô tô, các mặt hàng máy móc và thiết bị điện.

Các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá bao gồm ống hình tivi, gạch lát, lốp ép, lốp xe có bổ tỏa tròn, sơn chì đen và một số sản phẩm thép không rỉ.

Cũng theo ông Scindia, Bộ thương mại Ấn Độ thường xuyên tổ chức các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của đại diện các hội đồng xúc tiến xuất khẩu và các phòng thương mại và công nghiệp đối với vấn đề chống bán phá giá.

Các quốc gia thường khởi xướng những vụ điều tra chống bán phá giá để xem xét liệu ngành sản xuất trong nước có bị thiệt hại bởi hàng hóa nhập khẩu giá rẻ với khối lượng lớn hay không. Để đối phó với tình trạng này, họ sẽ áp dụng thuế cho phép trong khuôn khổ cơ chế đa biên của WTO.

PTI, 3/3/2010 New Delhi

Nguồn: www.mydigitalfc.com

Quảng cáo sản phẩm