Ấn Độ: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam
14/01/2010 03:00
Trong thời gian qua, nhiều hàng hóa của Việt Nam được đánh giá cao ở thị trường Ấn Độ như hạt tiêu, cao su, phần cứng vi tính và các mặt hàng điện tử, quế và gia vị, hàng dệt may.
Dưới đây là tình hình diễn biến cụ thể của các mặt hàng nông sản tại thị trường Ấn Độ trong tháng 12/2009 theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
Mặt hàng cà phê
Ước tính mới nhất, sản lượng cà phê của Ấn Độ có thể đạt dưới mức 300.000 tấn, trong đó cà phê Arabica khoảng 94.600 tấn và cà phê Robusta khoảng 195.000 tấn và thấp hơn so với mức dự báo trước đây do mưa lớn đã làm giảm sản lượng cà phê của Karnataka trong tháng 10 và tháng 11/2009 tới 15.775 tấn trong tổng giảm sản lượng 16.700 tấn. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Andhra Pradesh, Kerala và Tamil Nadu có nhiều khả năng ở mức bình thường.
Sau một thời gian dài giảm sút trong năm 2008-2009, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ bắt đầu tăng từ tháng 10/2009, tháng đầu tiên của niên vụ 2009-2010. Hai tháng đầu niên vụ (tháng 11 và 12), xuất khẩu cà phê đạt 31.606 tấn, tăng 21% so với mức 26.073 tấn cùng kỳ năm trước. Dự báo, do lượng cà phê Arabica mới thu hoạch, xuất khẩu cà phê của Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới và có thể vượt 200.000 tấn. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu có dấu hiệu tăng thì giá cà phê thế giới vẫn ổn định.
Mặt hàng chè
Thời tiết đột ngột trở nên khô hanh và vụ chè kết thúc vào khoảng tuần thứ hai và thứ ba tháng 12, sớm hơn khoảng hơn 1 tuần so với thời điểm bình thường. Tổng sản lượng chè của Ấn Độ tính đến tháng 9/2009 đã giảm tới 10.000 tấn. Cho nên sản lượng chè của Ấn Độ tài khoá hiện tại không thể đạt mục tiêu. Tuy nhiên, sản lượng chè của Ấn Độ tháng 10/2009 đạt 133.630 tấn, tăng 6% so với mức 125.800 tấn cùng kỳ năm trước. Trong đó, bang Assam, nơi sản xuất chè chiếm hơn 50% sản lượng chè của Ấn Độ, sản lượng chè tháng 10/2009 tăng thêm 8.000 tấn.
Xuất khẩu chè của Ấn Độ vẫn bị tác động bởi nhu cầu chè giảm sút tại các thị trường quan trọng. Trong khi giá chè nội địa của Ấn Độ vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước, trung bình khoảng hơn 30Rs/kg. Dự báo, trong tình hình sản lượng chè của Ấn Độ đạt mức 965.000 tấn và mức tiêu dung tăng thêm 30.000 tấn thì Ấn Độ sẽ thiều khoảng 50.000 tấn chè cùng với 25.000 tấn chè thiếu hụt từ đầu vụ. Như vậy, tổng lượng thiếu hụt của Ấn Độ sẽ là 75.000 tấn. Do đó, xuất khẩu chè tài khóa 2009-2010 có thể đạt mức cao nhất là hơn 6.000 tấn.
Mặt hàng cao su tự nhiên
Giá cao su tự nhiên của Ấn Độ có xu hướng tăng nhanh, mặc dù sản lượng cao su của Ấn Độ đã tăng trở lại kể từ tháng 11/2009 và có thể đạt mức cao nhất vào tháng 12/2009 (sản lượng cao su từ tháng 4 đến tháng 11 là 538.000 tấn, giảm 6,5% so với mức 576.000 tấn cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tiêu dùng tăng tới 3,5% đạt 615.000 tấn, do nhu cầu của ngành sản xuất săm lốp tăng thời gian qua và tổng dự trữ cao su hiện tăng lên 247.000 tấn do nhập khẩu tăng nhanh nhập khẩu và giảm xuất khẩu từ tháng 4 đến tháng 11/2009. Tình trạng này cho thấy, các nhà sản xuất và kinh doanh tìm cách tăng dự trữ để chờ giá tăng, khiến cho cung cầu mất cân bằng.
Mặt hàng hạt điều
Sản lượng điều của Ấn Độ tài khóa 2009-2010 nhiều khả năng giảm mạnh, tuy nhiên, tiêu dùng điều của Ấn Độ tăng mạnh do nhu cầu thị trường nội địa lớn và nhu cầu tiêu thụ điều chế biến có xu hướng tăng.
Từ tháng 4 đến tháng 11/2009, xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ giảm 5% số lượng và 7,8% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trong khi, nhập khẩu hạt điều nguyên liệu của Ấn độ tăng tới 21%, chủ yếu từ Tây Phi.
Dự báo đến hết quý I/2010, giá hạt điều thế giới sẽ tăng, do sản lượng của một số nước sản xuất điều giảm trong khi lượng tồn kho giảm cả ở những nước sản xuất và nước nhập khẩu. Hoạt động xuất khẩu chỉ ở mức cầm chừng. Khả năng cải thiện thị trường điều thế giới có thể bắt đầu từ quý II/2009.
Mặt hàng bông
Dự trữ bông của Ấn Độ đầu niên vụ là 7,15 triệu bao. Mặc dù mưa đến chậm làm chậm vụ bông nhưng nhiều khả năng sản lượng bông niêm vụ 2009-2010 sẽ cao hơn niên vụ trước. Ước tính mới nhất, sản lượng bông niên vụ 2009-2010 là 30,7 triệu bao, tổng lượng cung là 38,6 triệu bao và tiêu dùng là 24,5 triệu bao. Điều này có nghĩa là Ấn Độ sẽ thừa 14,1 triệu bao bông. Trong khi đó, xuất khẩu bông có thể sẽ đạt 7 triệu bao tài khóa 2009-2010.
Như vậy, cho dù lượng tiêu thụ bông của ngành dệt có thể tăng đến 20,5 triệu bao và xuất khẩu ở mức 7 triệu bao như nêu trên thì lượng dự trữ chuyển sang của niên vụ 2009-2010 cũng sẽ ở mức 7,15 triệu bao, tương đương với 3,5 tháng tiêu thụ bông. Đây là một trong những mức dự trữ cao nhất cho đến nay.
Tuy nhiên, giá bông của Ấn Độ và thế giới vẫn ở tiếp tục ở mức cao trong hơn một tháng qua do lượng cung trên thế giới vẫn khó khăn. Để hạn chế việc tăng giá bông của Ấn Độ tác động tiêu cực tới ngành dệt may trong nước. Ấn Độ cũng đã xem xét việc hạn chế xuất khầu bông. Mặc dù vậy, giá bông của Ấn Độ vẫn thấp hơn so với giá quốc tế. Nhiều khả năng, Ấn Độ xem xét cấm xuất khẩu bông nguyên liệu có thể không được thực hiện.
Mặt hàng lạc
Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ lạc. Hiện tại, mức tiêu thụ lạc nhân của Ấn Độ tăng lên 60% tổng sản lượng, gấp đôi so với mức 30% cách đây 3 năm trong khi chỉ có 15% sản lượng dùng cho gieo trồng và xuất khẩu. Điều này thể hiện cơ cấu tiêu dùng lạc của Ấn Độ đã thay đổi. Tiêu dùng các sản phẩm chế biến từ lạc như: rang, muối và đóng gói tăng. Trong khi, để hạn chế nhập khẩu dầu ăn, lượng lạc đã được dùng làm dầu ăn tăng lên. Sản lượng lạc niêm vụ 2009-2010 có thể đạt 3,5 triệu tấn củ, trong đó lạc nhân là 2 triệu tấn.
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)