Ấn độ tìm kiếm việc cấm phương pháp zeroing

17/03/2010 12:00 - 719 lượt xem

Ấn độ, cùng với phần lớn các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã kêu gọi việc cấm hoàn toàn phương pháp quy về 0 (“zeroing”) trong việc tính toán các biên độ chống bán phá giá theo như Hoa Kỳ yêu cầu trong các vòng đàm phán Quy tắc Doha bị trì hoãn, theo như các nhà ngoại giao thương mại cho biết. (Các khiếu nại cho rằng phương pháp này làm tăng thêm sự bảo hộ) 

Ấn độ, cùng với phần lớn các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã kêu gọi việc cấm hoàn toàn phương pháp quy về 0 (“zeroing”) trong việc tính toán các biên độ chống bán phá giá theo như Hoa Kỳ yêu cầu trong các vòng đàm phán Quy tắc Doha bị trì hoãn, theo như các nhà ngoại giao thương mại cho biết.

Zeroing là một phương pháp tính toán các biên độ phá giá, theo đó biên độ phá giá có giá trị âm được tính là 0 và không được xem xét khi tính tổng hợp các biên độ phá giá. Hoa Kỳ sử dụng phương pháp zeroing gây tranh cãi này trong các vụ kiện chống bán phá giá, phương pháp này đã trở thành cơ sở chính cho ngành nông nghiệp và công nghiệp được bảo hộ của Hoa Kỳ vận động hành lang để trừng phạt một cách không công bằng các nhà sản xuất cạnh tranh trên khắp thế giới. Cơ quan pháp lý cao nhất của WTO, Cơ quan Phúc thẩm, đã ban hành một loạt các phán quyết phản đối việc sử dụng phương pháp zeroing của Hoa Kỳ.

Trong đợt đàm phán các quy tắc Doha kết thúc vào thứ tư (3/3/2010) vừa rồi, Ấn độ đã cho rằng zeroing ảnh hưởng các biên độ phá giá, và không nên cho phép trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc điều tra chống bán phá giá.

Nhật Bản, nước đang dẫn đầu trong liên minh những nước chống bán phá giá, đã kêu gọi việc xóa bỏ hoàn toàn phương pháp zeroing. Liên minh này bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Hong Kong, Israel, Na uy, Singapore, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, Ấn độ và Trung Quốc cũng liên kết với liên minh này để nhấn mạnh thông điệp rằng phương pháp zeroing làm tăng bảo hộ ở những nước hiện đang sử dụng phương pháp này. Tokyo cho rằng tốc độ của các phiên đàm phán chống bán phá giá cần phải tăng lên cho phù hợp với tốc độ của các phiên đàm phán về việc mở cửa thị trường hàng nông sản, công nghiệp và dịch vụ. Liên minh Châu Âu, Úc, và Canada cũng kêu gọi việc cấm phương pháp zeroing.

Nhưng Hoa Kỳ tiếp tục vẫn tỏ thái độ “thách thức” bằng cách đưa ra một quan điểm trái ngược, Washington khẳng định rằng họ vẫn muốn tiếp tục zeroing tại tất cả các giai đoạn, bao gồm cả giai đoạn điều tra. Quan chức của Hoa Kỳ phê bình Cơ quan Phúc thẩm vì đã đưa ra các phán quyết chống lại phương pháp zeroing vượt quá những gì có trong Hiệp định chống bán phá giá.

Trong một bối cảnh khác, ngày hôm qua, Hoa Kỳ đã phản đối yêu cầu của Ấn độ về việc sửa đổi Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) của WTO để cho thêm một yêu cầu bắt buộc đối với các quy định về việc công bố các nguồn gien trong các đơn xin cấp bằng sáng chế.

Tại cuộc họp Hội đồng TRIPS, Ấn độ cùng với một số liên minh các nước đang phát triển và kém phát triển, đã kêu gọi việc sửa đổi Hiệp định TRIPS hiện tại “để cho thêm một yêu cầu bắt buộc đối với các quy định về việc công bố các nguồn gien trong các đơn xin cấp bằng sáng chế, và/hoặc phải ghi rõ kiến thức truyền thống (sẽ thống nhất một định nghĩa về khái niệm này) trong các đơn xin cấp bằng sáng chế”.

(D Ravi Kanth / Geneva 05/03, 2010)

Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh

Quảng cáo sản phẩm