APEC hối thúc hoàn tất vòng đàm phán Doha
08/06/2010 12:00
Hôm 6/6, hội nghị bộ trưởng bộ thương mại các nền kinh tế thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Sapporo (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản) đã ra tuyên bố chung.
Tờ People’s Daily cho hay, tuyên bố kêu gọi sớm hoàn tất Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu, khẳng định những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong tiến trình hướng tới "Mục tiêu Bogor" về mở cửa và tự do đầu tư thương mại.
Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu đã được tổ chức từ 8 năm qua, song đến nay vẫn bế tắc. 153 thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vẫn bất đồng sâu sắc về những vấn đề trao đổi hàng nông sản và tiếp cận thị trường công nghiệp.
Mục tiêu Bogor ra đời năm 1994 tại thành phố Bogor của Indonesia. Khi đó, các lãnh đạo APEC đã đạt được thỏa thuận về những mục tiêu tự do hóa vào năm 2010 đối với các nước thành viên phát triển, và vào năm 2020 đối với các nước thành viên kém phát triển.
Ngoài ra, theo People's Daily, tuyên bố chung cũng thừa nhận kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng còn nhiều thách thức. Tuyên bố khuyến khích các quan chức cấp cao hoàn tất chiến lược tăng trưởng của APEC tại hội nghị tháng 11 ở Yokohama (Nhật Bản), nhất trí tiếp tục nghiên cứu những lộ trình đối với Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương.
Đây là hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên của APEC được tổ chức trong năm 2010 dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Nhật Bản. Hội nghị này diễn ra một ngày sau khi nội các của cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama từ chức, trong khi tân Thủ tướng Naoto Kan hoãn công bố nội các mới tới ngày 8/6.
Vì vậy, các bộ trưởng thời ông Hatoyama gồm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Masayuki Naoshima và Bộ trưởng Ngoại giao Katsuya Okada tham dự hội nghị với tư cách đồng chủ trì theo đúng kế hoạch ban đầu.
Năm nay, các nền kinh tế Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ có nghĩa vụ công bố báo cáo về các tiến bộ của mình, trong khi các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Chile, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Đài Loan sẽ báo cáo một cách tự nguyện.
Tờ People’s Daily cho hay, tuyên bố kêu gọi sớm hoàn tất Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu, khẳng định những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong tiến trình hướng tới "Mục tiêu Bogor" về mở cửa và tự do đầu tư thương mại.
Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu đã được tổ chức từ 8 năm qua, song đến nay vẫn bế tắc. 153 thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vẫn bất đồng sâu sắc về những vấn đề trao đổi hàng nông sản và tiếp cận thị trường công nghiệp.
Mục tiêu Bogor ra đời năm 1994 tại thành phố Bogor của Indonesia. Khi đó, các lãnh đạo APEC đã đạt được thỏa thuận về những mục tiêu tự do hóa vào năm 2010 đối với các nước thành viên phát triển, và vào năm 2020 đối với các nước thành viên kém phát triển.
Ngoài ra, theo People's Daily, tuyên bố chung cũng thừa nhận kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhưng còn nhiều thách thức. Tuyên bố khuyến khích các quan chức cấp cao hoàn tất chiến lược tăng trưởng của APEC tại hội nghị tháng 11 ở Yokohama (Nhật Bản), nhất trí tiếp tục nghiên cứu những lộ trình đối với Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương.
Đây là hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên của APEC được tổ chức trong năm 2010 dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Nhật Bản. Hội nghị này diễn ra một ngày sau khi nội các của cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama từ chức, trong khi tân Thủ tướng Naoto Kan hoãn công bố nội các mới tới ngày 8/6.
Vì vậy, các bộ trưởng thời ông Hatoyama gồm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Masayuki Naoshima và Bộ trưởng Ngoại giao Katsuya Okada tham dự hội nghị với tư cách đồng chủ trì theo đúng kế hoạch ban đầu.
Năm nay, các nền kinh tế Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ có nghĩa vụ công bố báo cáo về các tiến bộ của mình, trong khi các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Chile, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Đài Loan sẽ báo cáo một cách tự nguyện.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Cục PVTM ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho NSX/XK nước ngoài trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với sản phẩm đường từ Thái Lan (30/06/2025)
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm bê tông cốt thép nhập khẩu từ Việt Nam (30/06/2025)
- Hoa Kỳ ban hành Kết luận cuối cùng trong cuộc rà soát hành chính thuế CBPG lần thứ 20 đối với cá tra - basa phi lê đông lạnh Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ (26/06/2025)
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp với gỗ dán cứng và trang trí nhập khẩu từ Việt Nam (20/06/2025)
- Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất mono ethylene glycol nhập khẩu từ Cô-oét, Ả-rập Xê-út và Xinh-ga-po (18/06/2025)