Bán phá giá tạm yên, lại lo thuế chống trợ cấp

12/09/2013 12:00 - 1045 lượt xem

(TBKTSGOnline) - Hiện thuế suất chống bán phá giá của 32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm làbị đơn bắt buộc và tự nguyện vào Mỹ ở giai đoạn từ 1-2-2011 đến 31-1-2012 đềubằng 0%.

Tuy nhiên, ngoài thuế chống bán phá giá, Việt Nam đang bị xem xét áp thuế chống trợ cấp tôm vào Mỹ và đâylà điều đáng lo hơn vì toàn bộ doanh nghiệp xuất vào Mỹ sẽ bị đánh thuế chứkhông phải chỉ một vài doanh nghiệp.

Ngày 10-9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố lần rà soát hành chínhcuối cùng của đợt đợt xem xét hành chính lần 7 (POR7) giai đoạn 1-2-2011 đến31-1-2012 là tất cả lô hàng xuất khẩu tôm của doanh nghiệp bị đơn bắt buộc vàtự nguyện của Việt nam vào thị trường Mỹ ở giai đoạn này đều bằng 0%. Còn nhữngdoanh nghiệp khác ngoài 32 doanh nghiệp này phải chịu thuế suất gần 26%.

Như vậy, kết quả lần cuối cùng không có gì thay đổi với lần đánhgiá kết luận sơ bộ của DOC vào đầu tháng 3-2013, lúc đó, DOC công nhận 32 doanhnghiệp tôm Việt Nam không bán phá giá.

Tuy nhiên, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online,ông Trần Văn Lĩnh, Giám đốc Công ty cổ phần và thương mại Thuận Phước, Đà Nẵng,cho biết, thực tế, ngành tôm lo bị thuế chống trợ cấp hơn là thuế chống bán phágiá. Lý do, theo ông Lĩnh, thuế chống bán phá giá sẽ áp dụng cho một số doanhnghiệp xuất vào Mỹ còn thuế trợ cấp là đánh vào toàn bộ doanh nghiệp xuất khẩutôm vào Mỹ.

Thuế chống bán phá giá chỉ tập trung vào các doanh nghiệp là bịđơn, tức có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn vào thị trường Mỹ, còn mức thuế chungdành cho các doanh nghiệp còn lại tuy cao nhưng đây lại là những doanh nghiệpcó kim ngạch không đáng kể. Do vậy khi các bị đơn không cạnh tranh hạ giá bánthì thường qua các lần xem xét hành chính, thuế chống bán phá giá giảm dần, nhưlần này là 0%. Trong khi thuế chống trợ cấp lại đánh đồng toàn bộ tất cả cácdoanh nghiệp.

Đối với câu chuyện thuế bán phá giá tôm trong lần thứ 7 này, ôngTrương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(Vasep), lý giải tôm Việt Nam được hưởng thuế suất bằng 0% là kết quả tất yếudo doanh nghiệp bán giá theo thị trường chứ không bán giá thấp theo kiểu cạnhtranh bằng hạ giá.

Vì thế, khó dự đoán được liệu tôm Việt Nam có tiếp tục bị đánhthuế chống bán phá giá trong những lần xem xét hành chính tới.

"Để tránh bị áp thuế bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ, điềuquan trọng nhất doanh nghiệp cần làm là tránh cạnh tranh, hạ giá bán lẫnnhau", ông nói.

Theo ông Hòe, Việt Nam có bị áp thuế chống bán phá giá nữa haykhông là phụ thuộc rất nhiều vào việc DOC lấy nước nào để tính giá thành nhưPhilippines, Indonesia hay Bangladesh...Do đó, trong chuyện bị áp thuế bán giáphá tôm hay cá tra vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị áp thuế 0%hay cao hơn là phụ thuộc vào việc DOC lấy thị trường nào để tính giá thành.

Theo ông Hòe, trường hợp doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc đượchưởng thuế suất của thuế chống bán phá giá 0% trong 3 đợt rà soát hành chínhliên tục, doanh nghiệp đó sẽ có quyền nộp đơn lên DOC yêu cầu rút doanh nghiệpkhỏi những lần rà soát sau. Tuy nhiên, theo quy định thì DOC sẽ có toàn quyềnquyết định đối với việc chấp nhận hay từ chối yêu cầu của doanh nghiệp.

11/9/2013 

http://www.thesaigontimes.vn

Quảng cáo sản phẩm