Ban Thư ký WTO: Báo cáo giảm các vụ điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá

09/12/2010 12:00 - 624 lượt xem

Ban Thư Ký WTO vừa công bố báo cáo nửa đầu năm 2010, số lượng các cuộc khởi xướng điều tra chống bán phá giá mới đã giảm 29% so với cùng kỳ năm 2009. Số lượng các biện pháp mới áp dụng trong nửa đầu năm nay cũng giảm so với cùng kỳ năm 2009.

Nhìn chung, từ tháng Một tới tháng Sáu năm 2010, báo cáo từ 19 quốc gia thành viên đã tiến hành khởi xướng tổng cộng 69 cuộc điều tra chống bán phá giá, so với con số cùng kỳ năm 2009 là 97 cuộc khởi xướng điều tra từ 18 thành viên WTO. Đã có 59 biện pháp chống bán phá giá được áp dụng bởi 14 quốc gia thành viên trong nửa đầu năm 2010, giảm 5% so với con số 62 biện pháp được áp dụng từ 16 quốc gia thành viên trong cùng kỳ năm 2009. Trong đó, 15 cuộc khởi xướng điều tra và 10 biện pháp được áp dụng từ các Thành viên pháp triển, so với con số này của nửa đầu năm 2009 là 15 cuộc khởi xướng điều tra và 15 biện pháp được áp dụng.

Theo báo cáo, quốc gia thành viên khởi xướng điều tra nhiều nhất là Ấn Độ với 17 vụ khởi xướng mới, tiếp theo là Liên Minh Châu Âu với 8 vụ, Achentina, Braxin và Israel mỗi nước khởi xướng 5 vụ. Các quốc gia khởi xướng 4 vụ điều tra là Australia, Trung Quốc; Indonesia, Hàn Quốc tiến hành khởi xướng 3 vụ điều tra; Thái Lan, Colombia và Hoa Kỳ đã khởi xướng 2 vụ. Các quốc gia khác khởi xướng 1 vụ điều tra bao gồm: Canada, Chile, Jamaica, Mexico, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Số lượng các vụ khởi xướng điều tra bởi Australia và Mexico là không đổi so với cùng kỳ năm 2009. Các quốc gia Chile, Jamaica, Hàn Quốc, Đài Bắc và Thái Lan chỉ đệ trình báo cáo của nửa đầu năm 2010, không đệ trình báo cáo nửa đầu năm 2009, trong khi các quốc gia khác như CostaRica, Pakistan, Peru và Nam Phi lại không đệ trình báo cáo cho nửa đầu năm nay.

Trong suốt nửa đầu năm 2010, hàng hóa Trung Quốc vẫn là đối tượng của điều tra chống bán phá giá thường xuyên nhất với 23 vụ khởi xướng mới, giảm 30% so với con số 33 vụ của nửa đầu năm 2009. Hàng hóa xuất khẩu của Liên minh Châu Âu (bao gồm các quốc gia thành viên riêng biệt) là đối tượng bị điều tra của 11 vụ khởi xướng, tiếp theo là Hoa Kỳ (5 vụ), Hàn Quốc và Thái Lan (mỗi nước 4 vụ), Malaysia và Đài Bắc (mỗi nước 3 vụ), Braxin và Nhật Bản (mỗi nước 2 vụ), Belarus, Bosnia & Herzegovina, Chile, Cộng hòa Dominican, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Na uy, Singapore, Nam Phi, Ukraine và Việt Nam (1 vụ)

Các sản phẩm bị ảnh hưởng lớn nhất từ các vụ khởi xướng mới trong nửa đầu năm 2010 bao gồm các sản phảm trong lĩnh vực kim loại (20 vụ), hóa chất (11 vụ), các sản phẩm nhựa và cao su (7 vụ) và các sản phẩm gốm và thạch cao (6 vụ). Trong số 20 vụ khởi xướng đối với sản phẩm kim loại có 6 vụ do Ấn Độ tiến hành; 3 vụ do Indonesia tiến hành; Colombia, Liên minh Châu Âu, Thái Lan và Hoa Kỳ mỗi nước tiền hành 2 vụ, các nước tiền hành 1 vụ điều tra bao gồm: Argentina, Isral và Hàn Quốc.

Liên quan tới việc áp đặt các biên pháp chống bán phá giá chính thức, Ấn Độ là quốc gia áp đặt nhiều nhất với 17 biện pháp trong nửa đầu năm 2010, con số này không thay đổi so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 9 biện pháp được áp dụng, Argentina, Trung Quốc mỗi nước áp dụng 7 biện pháp, Hoa Kỳ áp dụng 5 biện pháp, Braxin áp đặt 3 biện pháp, Canada, Liên minh Châu Âu, Israel mỗi nước 2 biện pháp, các nước khác áp dụng 1 biện pháp bao gồm: Australia, Ai Cập, Mexico, Peru và Nam Phi. Các nước không đệ trình báo cáo tình hình áp dụng biện pháp chống bán phá giá cho giai đoạn này là Chile, Colombia, Hàn Quốc, Pakistan và Thái Lan.

Hàng xuất khẩu của Trung Quốc là sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trong giai đoạn này, 25 biện pháp được áp dụng, con số này giảm 17% so với 30 biện pháp áp dụng với hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong cùng kỳ năm 2009. Đứng thứ hai trong danh sách các nước có hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là Liên minh Châu Âu (bao gồm các nước thành viên độc lập) chịu 6 biện pháp, tiếp theo là hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ bị áp dụng 5 biện pháp, Đài Bắc (4 biện pháp), Indonesia, Nga và Thái Lan hàng hóa mỗi nước bị 3 biện pháp. Australia, Hong Kong Trung Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Hàn Quốc, Kuwait, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Việt Nam, hàng hóa mỗi nước bị áp dụng 1 biện pháp chống bán phá giá.

Hai quý đầu năm 2010, hàng hóa trong lĩnh vực khoáng sản kim loại chịu ảnh hưởng lớn nhất từ việc áp đặt biện pháp chống bán phá giá chính thức với 18 trong số 59 biện pháp được áp dụng. Sản phẩm hóa chất chịu tác động bởi 12 biện pháp, sản phẩm cao su, nhựa bị áp dụng 11 biện pháp, sản phẩm dệt may chịu 6 biện pháp, các sản phẩm máy móc và thiết bị điện tử (5 biện pháp) trong khi các sản phẩm giầy dép (2 biện pháp), sản phẩm thạch cao và gốm (2 biện pháp). Đóng góp vào con số 18 biện pháp áp dụng đối với sản phẩm khoáng sản kim loại bao gồm các quốc gia: Ấn Độ (7 biện pháp), Trung Quốc (3 biện pháp), Canada (2 biện pháp), Thổ Nhĩ Kỳ (2 biện pháp), Hoa Kỳ (2 biện pháp), Liên minh Châu Âu (1 biện pháp), Mexico (1 biện pháp).

Số liệu nêu trên được tổng hợp từ những thông tin trong báo cáo 6 tháng đầu năm của các quốc gia thành viên đệ trình lên Ủy ban Thực tiễn về Chống bán phá giá

Thùy Dung
Quảng cáo sản phẩm