Bộ Công Thương: Điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt theo cung cầu
30/08/2011 12:00
Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN&PTNN) đã tổ chức một cuộc họp báo đột xuất ngày 24-8 để thông tin về tình hình cung- cầu lúa gạo trong nước và các diễn biến liên quan đến xuất khẩu, đang nóng lên trong những ngày gần đây.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nói rằng tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm vẫn trong tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý, không có những diễn biến đột ngột trên thị trường thu mua xuất khẩu như những thông tin đượcđưa ra gần đây dẫn đến việc găm hàng, đẩy giá ở các tỉnh ĐBSCL. Cũng không có chuyện Tổng công ty lương thực miền Nam (VINAFOOD 2) ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo hàng trăm ngàn tấn qua Indonesia và Philippines như tin đồn.
Theo Bộ NN&PTNN, sản lượng dự kiến của Việt Nam năm nay đạt 41,6 triệu tấn lúa, tăng khoảng 1,5 triệu tấn so với sản lượng năm 2010. Sau khi trừ đi tiêu dùng nội địa khoảng 27,5 triệu tấn, sẽ có lượng lúa hàng hóa khoảng 14 triệu tấn (tương đương khoảng 8 triệu tấn gạo) dành cho xuất khẩu.
Theo Bộ Công Thương, thị trường gạo năm 2011 có nhiều diễn biến khó lường. Thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines đã có sự điều chỉnh chính sách theo hướng tư nhân hóa hoạt động xuất khẩu nên các hợp đồng Chính phủ sẽ bị ảnh hưởng. Đối thủ xuất khẩu cạnh tranh là Thái Lan dự kiến cũng có những chính sách tác động đến giá lương thực như chính sách hỗ trợ giá lúa cho nông dân khiến cho thị trường xuất khẩu gạo trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam cũng nghe ngóng diễn biến các hợp đồng và giá xuất khẩu.
Tuy nhiên, đến ngày 23-8, Việt Nam đã xuất đi 4,98 triệu tấn gạo các loại, trị giá FOB đạt 2,361 tỉ đô la, tăng 11% về số lượng và hơn 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Giá xuất khẩu bình quân đạt 473 đô la Mỹ/tấn, tăng 43 đô la so với cùng kỳ năm trước. Lượng tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện có khoảng 1,35 triệu tấn. Trong những diễn biến này, ngoại trừ tháng 5 và tháng 6 lượng gạo xuất khẩu có giảm đi đôi chút (khoảng 1%) thì tháng 7 đã tăng đột biến khoảng hơn 12% so với cùng kỳ (708.000 tấn).
Lý do xuất khẩu tăng trưởng xuất phát từ nguồn cung trong nước dồi dào, giá gạo tăng liên tục và giữ ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu và tác động tăng giá trên thị trường thế giới. Điều này làm cho người nông dân trồng lúa có lãi (mức lãi bình quân tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước) nhưng mặt khác cũng tác động đến việc tăng giá lương thực trong nước. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, việc điều hành các hợp đồng xuất khẩu gạo linh hoạt theo cung cầu của thị trường nên dù nguồn cung trong nước và xuất khẩu dồi dào nhưng các cơ quan quản lý cũng không thể tác động đến cung -cầu làm giảm giá lương thực trong nước vì giá thu mua xuất khẩu cao theo thị trường và để đảm bảo cho người nông dân có lãi.
Mặt khác, ông Biên giải thích rằng , các doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể xuất khẩu “chạy” Nghị định 109 (áp dụng từ 1/10/2011) yêu cầu các doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về kho bãi, dự trữ…mới được xuất khẩu do số doanh nghiệp xuất khẩu được cấp giấy phép đến nay mới là 65 doanh nghiệp nội và ngoại, xuất theo lượng đăng ký từ nhiều tháng trước, không có chuyện các doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt trước thời điểm này. “Vấn đề tăng giá thu mua, găm hàng là do đầu cơ gạo trong nước lớn, tung tin đồn thất thiệt, và chúng tôi đang giải quyết vấn đề này”, ông Biên nói.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nói rằng tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm vẫn trong tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý, không có những diễn biến đột ngột trên thị trường thu mua xuất khẩu như những thông tin đượcđưa ra gần đây dẫn đến việc găm hàng, đẩy giá ở các tỉnh ĐBSCL. Cũng không có chuyện Tổng công ty lương thực miền Nam (VINAFOOD 2) ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo hàng trăm ngàn tấn qua Indonesia và Philippines như tin đồn.
Theo Bộ NN&PTNN, sản lượng dự kiến của Việt Nam năm nay đạt 41,6 triệu tấn lúa, tăng khoảng 1,5 triệu tấn so với sản lượng năm 2010. Sau khi trừ đi tiêu dùng nội địa khoảng 27,5 triệu tấn, sẽ có lượng lúa hàng hóa khoảng 14 triệu tấn (tương đương khoảng 8 triệu tấn gạo) dành cho xuất khẩu.
Theo Bộ Công Thương, thị trường gạo năm 2011 có nhiều diễn biến khó lường. Thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines đã có sự điều chỉnh chính sách theo hướng tư nhân hóa hoạt động xuất khẩu nên các hợp đồng Chính phủ sẽ bị ảnh hưởng. Đối thủ xuất khẩu cạnh tranh là Thái Lan dự kiến cũng có những chính sách tác động đến giá lương thực như chính sách hỗ trợ giá lúa cho nông dân khiến cho thị trường xuất khẩu gạo trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam cũng nghe ngóng diễn biến các hợp đồng và giá xuất khẩu.
Tuy nhiên, đến ngày 23-8, Việt Nam đã xuất đi 4,98 triệu tấn gạo các loại, trị giá FOB đạt 2,361 tỉ đô la, tăng 11% về số lượng và hơn 22% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Giá xuất khẩu bình quân đạt 473 đô la Mỹ/tấn, tăng 43 đô la so với cùng kỳ năm trước. Lượng tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện có khoảng 1,35 triệu tấn. Trong những diễn biến này, ngoại trừ tháng 5 và tháng 6 lượng gạo xuất khẩu có giảm đi đôi chút (khoảng 1%) thì tháng 7 đã tăng đột biến khoảng hơn 12% so với cùng kỳ (708.000 tấn).
Lý do xuất khẩu tăng trưởng xuất phát từ nguồn cung trong nước dồi dào, giá gạo tăng liên tục và giữ ở mức cao do nhu cầu xuất khẩu và tác động tăng giá trên thị trường thế giới. Điều này làm cho người nông dân trồng lúa có lãi (mức lãi bình quân tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước) nhưng mặt khác cũng tác động đến việc tăng giá lương thực trong nước. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, việc điều hành các hợp đồng xuất khẩu gạo linh hoạt theo cung cầu của thị trường nên dù nguồn cung trong nước và xuất khẩu dồi dào nhưng các cơ quan quản lý cũng không thể tác động đến cung -cầu làm giảm giá lương thực trong nước vì giá thu mua xuất khẩu cao theo thị trường và để đảm bảo cho người nông dân có lãi.
Mặt khác, ông Biên giải thích rằng , các doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể xuất khẩu “chạy” Nghị định 109 (áp dụng từ 1/10/2011) yêu cầu các doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về kho bãi, dự trữ…mới được xuất khẩu do số doanh nghiệp xuất khẩu được cấp giấy phép đến nay mới là 65 doanh nghiệp nội và ngoại, xuất theo lượng đăng ký từ nhiều tháng trước, không có chuyện các doanh nghiệp xuất khẩu ồ ạt trước thời điểm này. “Vấn đề tăng giá thu mua, găm hàng là do đầu cơ gạo trong nước lớn, tung tin đồn thất thiệt, và chúng tôi đang giải quyết vấn đề này”, ông Biên nói.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)