Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ về phá giá đối với máy cắt cỏ từ Trung Quốc và Việt Nam

04/01/2021 12:00 - 148 lượt xem

Ngày 23/12/2020, Bộ Thương mại Hoa ban hành quyết định sơ bộ khẳng định trong điều tra chống bán phá giá (AD) đối với máy cắt cỏ và bộ phận của chúng từ Trung Quốc và Việt Nam. Bộ Thương mại xác định sơ bộ rằng các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam đã bán phá giá máy cắt cỏ ở Hoa Kỳ với biên độ phá giá 67,95 đến 84,26% (đối với Trung Quốc) và từ 183,87 đến 221,34% (đối với Việt Nam).

Theo kết quả của kết luận sơ bộ về phá giá, Bộ Thương mại sẽ chỉ thị cho cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) thu khoản tiền đặt cọc từ các nhà nhập khẩu máy cắt cỏ từ Trung Quốc và Việt Nam dựa trên biên độ phá giá sơ bộ đã nêu ở trên.

Nguyên đơn là MTD Products, Inc. (Valley City, OH).

Bộ Thương mại dự kiến sẽ công bố quyết luận cuối cùng về vụ việc này vào khoảng ngày 9/3/2021. Thời hạn này có thể được gia hạn.

Nếu các kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại là khẳng định, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ đưa ra các kết luận cuối cùng về thiệt hại vào khoảng ngày 22/4/2021. Nếu Bộ Thương mại đưa ra kết luận cuối cùng khẳng định về phá giá và ITC đưa ra các kết luận cuối cùng khẳng định về thiệt hại, Bộ Thương mại sẽ ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức. Nếu Bộ Thương mại đưa ra quyết định cuối cùng phủ định về phá giá hoặc ITC đưa ra quyết định cuối cùng phủ định về thiệt hại, thì cuộc điều tra sẽ bị chấm dứt và không có lệnh áp thuế chống bán phá giá nào được ban hành.

Trong năm 2019, nhập khẩu máy cắt cỏ từ Trung Quốc và Việt Nam lần lượt đạt 24,6 triệu USD và 135.090 USD.

Bộ Thương mại đang tiến hành một cuộc điều tra đồng thời về thuế đối kháng/thuế chống trợ cấp (CVD) đối với các máy cắt cỏ từ Trung Quốc. Quá trình này vẫn đang diễn ra.

Việc thực thi nghiêm ngặt luật thương mại của Hoa Kỳ là trọng tâm chính của Chính quyền Tổng thống Trump. Kể từ khi bắt đầu chính quyền hiện tại, Bộ Thương mại đã khởi xướng 306 cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp - tăng 278% so với giai đoạn tương ứng trong chính quyền trước đó.

Luật “Chống bán phá giá” cung cấp cho các doanh nghiệp và người lao động Hoa Kỳ một cơ chế được quốc tế chấp nhận để tìm cách giảm nhẹ tác hại của việc định giá không công bằng đối với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Bộ Thương mại hiện đang duy trì 542 lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của thương mại không công bằng đối với các công ty và ngành công nghiệp của Mỹ.

Các công ty nước ngoài định giá sản phẩm của họ tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn chi phí sản xuất hoặc thấp hơn giá tại thị trường nội địa của họ sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá. Các công ty nước ngoài nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ có lợi cho việc sản xuất hàng hóa và giới hạn trong một số doanh nghiệp hoặc ngành nghề cụ thể, hoặc phụ thuộc vào kết quả hoạt động xuất khẩu hoặc phụ thuộc vào việc sử dụng hàng hóa trong nước thay cho hàng nhập khẩu, sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá.

Đơn vị Thực thi và Quản lý của Bộ Thương mại trong Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế chịu trách nhiệm thực thi luật thương mại của Hoa Kỳ và tiến hành thông qua một quy trình công bằng, minh bạch, tuân thủ các quy tắc quốc tế và chỉ dựa trên các dữ kiện được nộp công khai.
 
Quảng cáo sản phẩm