Cá tra, basa vào Mỹ sẽ khó hơn
02/07/2009 12:00
Người nông dân Mỹ muốn cá tra,basa nhập khẩu từ Việt Nam được coi như cá da trơn để họ được bảo vệ bởi cơ chế thanh tra, kiểm tra mới đã trình lên quốc hội năm ngoái.
Mặc dù cá tra, cá ba sa từ Việt Nam trông không khác gì cá da trơn, và vị giống nhau nhưng với người dân Mỹ đây là loại cá giá rẻ đang chiếm chỗ trên bàn ăn của người Mỹ và đà đe dọa đến đời sống của họ.
Vì vậy, sau nhiều năm tranh cãi rằng cá tra, basa của Việt Nam không phải là cá da trơn, người nông dân Mỹ đang đưa ra biện pháp mới để bảo vệ ngành cá da trơn trong nước.
Theo chiến dịch vận động hành lang mới nhất, người nông dân Mỹ muốn cá tra,basa nhập khẩu từ Việt Nam được coi như cá da trơn để họ được bảo vệ bởi cơ chế thanh tra, kiểm tra mới đã trình lên quốc hội năm ngoái.
Động thái này - một ví dụ cho thấy tác động hiệp hội ngành nghề tại Mỹ ảnh hưởng thế nào tới quốc hội - có thể phong tỏa hàng nhập khẩu hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong nhiều năm và mang đến nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Đây là cuộc chiến giữa những người nông dân nuôi cá da trơn trên khắp khu vực sông Mississippi và thủy sản Việt Nam. Ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ chủ yếu được đặt ở Mississippi, Alabama và Arkansas đã nhiều lần giành được sự ủng hộ từ Nhà Trắng và hệ thống pháp luật ở miền Nam nước Mỹ.
Cùng với sự ủng hộ của chính quyền liên bang, Đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2002 đã quy định chỉ có cá da trơn (cá nheo) của Mỹ mới được quyền ghi nhãn catfish và buộc các doanh nghiệp Việt Nam khi bán cá tra vào thị trường nước này phải đổi tên thành pangasius pish, cá ba sa thì có tên pangasius basa.
Một năm sau đó, cá nhập khẩu từ Việt Nam lại bị áp thuế chống bán phá giá lên tới 64%. Ngành nuôi cá ở những bang miền Nam cũng yêu cầu các nhà hàng công khai nguồn gốc cá được nuôi.
Tuy vậy, giá trị nhập khẩu từ cá tra, basa của Việt Nam vẫn tăng từ 13 triệu USD trong năm 1999 lên 77 triệu USD vào năm ngoái. Trong cùng thời điểm, doanh thu từ cá da trơn tại Mỹ đã giảm từ 488 triệu USD xuống 410 triệu USD.
Nhưng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đặc biệt là xuất khẩu cá tra, cá ba sa sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất dần thị trường bởi các rào cản phi thuế quan của Mỹ khi Luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) được chính thức thực hiện.
Thủy sản vào Mỹ thường do Cơ quan quản lý Thực phẩm, Dược phẩm kiểm tra một cách nhanh chóng và tương đối dễ dàng với nhiều nước.
Nhưng Farm Bill có một điều khoản liên quan đến việc đưa ra định nghĩa cá da trơn (catfish) nhằm phục vụ cho chương trình thanh tra cá da trơn sẽ do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện từ 1-1-2010 trở đi.
Trong trường hợp định nghĩa catfish bao gồm cả cá tra và ba sa của Việt Nam thì hai loại cá này sẽ được đưa vào cơ chế thanh tra, kiểm tra hết sức gắt gao của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm thuộc USDA.
Yêu cầu thanh tra mới có thể khiến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ hết sức khó khăn. Nếu muốn tất cả cá da trơn được bán tại Mỹ, Việt Nam sẽ phải thành lập hệ thống kiểm tra phức tạp và tương đương với hệ thống của Mỹ, một quy trình có thể mất nhiều năm mới làm được.
Động thái này sẽ ảnh hưởng đến ngành nuôi và và chế biến cá tra, basa của Việt Nam khi có khoảng 1 triệu người trong nghề và chiếm hơn 2% kinh tế.
Ngoài ra, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Một số chính trị gia của Mỹ cũng chung quan điểm lo ngại do Việt Nam là thị trường xuất khẩu thịt bò lớn thứ ba của Mỹ. Hàng hóa Mỹ vào Việt Nam có thể gặp khó khăn nếu Việt Nam áp dụng biện pháp tương tự.
Mặc dù cá tra, cá ba sa từ Việt Nam trông không khác gì cá da trơn, và vị giống nhau nhưng với người dân Mỹ đây là loại cá giá rẻ đang chiếm chỗ trên bàn ăn của người Mỹ và đà đe dọa đến đời sống của họ.
Vì vậy, sau nhiều năm tranh cãi rằng cá tra, basa của Việt Nam không phải là cá da trơn, người nông dân Mỹ đang đưa ra biện pháp mới để bảo vệ ngành cá da trơn trong nước.
Theo chiến dịch vận động hành lang mới nhất, người nông dân Mỹ muốn cá tra,basa nhập khẩu từ Việt Nam được coi như cá da trơn để họ được bảo vệ bởi cơ chế thanh tra, kiểm tra mới đã trình lên quốc hội năm ngoái.
Động thái này - một ví dụ cho thấy tác động hiệp hội ngành nghề tại Mỹ ảnh hưởng thế nào tới quốc hội - có thể phong tỏa hàng nhập khẩu hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong nhiều năm và mang đến nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Đây là cuộc chiến giữa những người nông dân nuôi cá da trơn trên khắp khu vực sông Mississippi và thủy sản Việt Nam. Ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ chủ yếu được đặt ở Mississippi, Alabama và Arkansas đã nhiều lần giành được sự ủng hộ từ Nhà Trắng và hệ thống pháp luật ở miền Nam nước Mỹ.
Cùng với sự ủng hộ của chính quyền liên bang, Đạo luật Nông nghiệp Mỹ 2002 đã quy định chỉ có cá da trơn (cá nheo) của Mỹ mới được quyền ghi nhãn catfish và buộc các doanh nghiệp Việt Nam khi bán cá tra vào thị trường nước này phải đổi tên thành pangasius pish, cá ba sa thì có tên pangasius basa.
Một năm sau đó, cá nhập khẩu từ Việt Nam lại bị áp thuế chống bán phá giá lên tới 64%. Ngành nuôi cá ở những bang miền Nam cũng yêu cầu các nhà hàng công khai nguồn gốc cá được nuôi.
Tuy vậy, giá trị nhập khẩu từ cá tra, basa của Việt Nam vẫn tăng từ 13 triệu USD trong năm 1999 lên 77 triệu USD vào năm ngoái. Trong cùng thời điểm, doanh thu từ cá da trơn tại Mỹ đã giảm từ 488 triệu USD xuống 410 triệu USD.
Nhưng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đặc biệt là xuất khẩu cá tra, cá ba sa sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất dần thị trường bởi các rào cản phi thuế quan của Mỹ khi Luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) được chính thức thực hiện.
Thủy sản vào Mỹ thường do Cơ quan quản lý Thực phẩm, Dược phẩm kiểm tra một cách nhanh chóng và tương đối dễ dàng với nhiều nước.
Nhưng Farm Bill có một điều khoản liên quan đến việc đưa ra định nghĩa cá da trơn (catfish) nhằm phục vụ cho chương trình thanh tra cá da trơn sẽ do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện từ 1-1-2010 trở đi.
Trong trường hợp định nghĩa catfish bao gồm cả cá tra và ba sa của Việt Nam thì hai loại cá này sẽ được đưa vào cơ chế thanh tra, kiểm tra hết sức gắt gao của Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm thuộc USDA.
Yêu cầu thanh tra mới có thể khiến hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ hết sức khó khăn. Nếu muốn tất cả cá da trơn được bán tại Mỹ, Việt Nam sẽ phải thành lập hệ thống kiểm tra phức tạp và tương đương với hệ thống của Mỹ, một quy trình có thể mất nhiều năm mới làm được.
Động thái này sẽ ảnh hưởng đến ngành nuôi và và chế biến cá tra, basa của Việt Nam khi có khoảng 1 triệu người trong nghề và chiếm hơn 2% kinh tế.
Ngoài ra, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Một số chính trị gia của Mỹ cũng chung quan điểm lo ngại do Việt Nam là thị trường xuất khẩu thịt bò lớn thứ ba của Mỹ. Hàng hóa Mỹ vào Việt Nam có thể gặp khó khăn nếu Việt Nam áp dụng biện pháp tương tự.
Nguồn: http://cafef.vn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)