Cá tra Việt Nam tiếp tục được xuất khẩu vào Panama
07/04/2016 12:00
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra về việc xuất khẩu cá tra vào Panama.
Sau khi nhận được thông báo về tình hình cảnh báo các lô hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Panama bị phát hiện nhiễm vi sinh vật gây bệnh và chế độ kiểm soát chặt chẽ các lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam của Cơ quan Thẩm quyền, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã triển khai tích cực và khẩn trương các biện pháp khắc phục.
Ngày 9/3/2016, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Panama, cơ quan thẩm quyền Panama đã thông báo: Cơ quan thẩm quyền Panama đồng ý cho phép lưu thông, phân phối các lô hàng thủy sản của Việt Nam đã nhập khẩu vào Panama có kết quả kiểm nghiệm cho thấy không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Các lô hàng cá tra của Việt Nam (bao gồm các lô hàng được sản xuất bởi các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo nhiễm vi sinh vật gây bệnh) vẫn tiếp tục được phép xuất khẩu vào Panama và sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm, nếu kết quả đạt yêu cầu sẽ cho thông quan và lưu thông trên thị trường Panama.
Để tránh việc Cơ quan thẩm quyền Panama phát hiện thêm các lô hàng cá tra của Việt Nam bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh khi thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm tại cửa khẩu, đặc biệt là các lô hàng được sản xuất bởi các doanh nghiệp đã có báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp, NAFIQAD yêu cầu các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ các công đoạn sản xuất, đồng thời thực hiện kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu vi sinh đối với các lô hàng xuất khẩu vào Panama và các thị trường khác chưa yêu cầu chứng thư được cấp bởi Cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam như đã nêu tại văn bản số 245/QLCL-CL1 ngày 05/02/2016. Cần cân nhắc lựa chọn các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả phân tích. Tuyệt đối không trộn lẫn các lượng hàng khác vào lô hàng đã được lấy mẫu kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
Sau khi nhận được thông báo về tình hình cảnh báo các lô hàng cá tra của Việt Nam xuất khẩu vào Panama bị phát hiện nhiễm vi sinh vật gây bệnh và chế độ kiểm soát chặt chẽ các lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam của Cơ quan Thẩm quyền, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã triển khai tích cực và khẩn trương các biện pháp khắc phục.
Ngày 9/3/2016, theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Panama, cơ quan thẩm quyền Panama đã thông báo: Cơ quan thẩm quyền Panama đồng ý cho phép lưu thông, phân phối các lô hàng thủy sản của Việt Nam đã nhập khẩu vào Panama có kết quả kiểm nghiệm cho thấy không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
Các lô hàng cá tra của Việt Nam (bao gồm các lô hàng được sản xuất bởi các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo nhiễm vi sinh vật gây bệnh) vẫn tiếp tục được phép xuất khẩu vào Panama và sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm, nếu kết quả đạt yêu cầu sẽ cho thông quan và lưu thông trên thị trường Panama.
Để tránh việc Cơ quan thẩm quyền Panama phát hiện thêm các lô hàng cá tra của Việt Nam bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh khi thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm tại cửa khẩu, đặc biệt là các lô hàng được sản xuất bởi các doanh nghiệp đã có báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp, NAFIQAD yêu cầu các doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ các công đoạn sản xuất, đồng thời thực hiện kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu vi sinh đối với các lô hàng xuất khẩu vào Panama và các thị trường khác chưa yêu cầu chứng thư được cấp bởi Cơ quan thẩm quyền tại Việt Nam như đã nêu tại văn bản số 245/QLCL-CL1 ngày 05/02/2016. Cần cân nhắc lựa chọn các phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả phân tích. Tuyệt đối không trộn lẫn các lượng hàng khác vào lô hàng đã được lấy mẫu kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (03/07/2025)
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế (02/07/2025)
- Hàn Quốc xoay trục thương mại sang Việt Nam khi thuế quan Mỹ làm lung lay trụ cột xuất khẩu (02/07/2025)
- Dự báo xuất siêu hàng hóa đạt 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025 (02/07/2025)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA (02/07/2025)