Các cuộc điều tra phòng vệ thương mại mới được khởi xướng
20/08/2010 12:00
Tháng 7/2010, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã chính thức thông báo có 3 cuộc điều tra phòng vệ thương mại mới được khởi xướng.
Ngay ngày đầu tháng, Uỷ ban châu Âu ra thông báo tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ (safeguard) đối với sản phẩm Modems dành cho mạng không dây (WWAN) từ tất cả các nước nhập khẩu vào châu Âu.
Bên cạnh đó, Uỷ ban châu Âu cũng đã tiến hành điều tra thêm việc chống bán phá giá sản phẩm này của Trung Quốc. Như vậy, trong cùng một thời gian sản phẩm Modems dành cho mạng không dây của Trung Quốc bị tiến hành điều tra đồng thời cả hai lĩnh vực: tự vệ và chống bán phá giá.
Ngày 21/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo tiến hành điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mắc áo bằng thép, mã HS 732620 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Do có nghi ngờ mắc áo bằng thép của Trung Quốc chuyển tải qua Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá (trước đó, ngày 6 tháng 10 năm 2008, DOC đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm này nhập khẩu từ Trung Quốc với biên độ phá giá từ 15,83% đến 187,25%).
Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã làm việc với Tổng cục Hải quan và Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (VCCI) đề nghị phối hợp cung cấp cho Cục QLCT các thông tin liên quan đến vụ việc. Ngoài ra, Cục cũng đã gửi công văn đến các doanh nghiệp có tên trong danh sách do phía nguyên đơn cung cấp yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp vào thị trường Hoa Kỳ; khẩn trương rà soát hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu liên quan đến hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá (nếu có) tránh gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, của quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế. Cục cũng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết khác để Cục giải thích, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước cơ quan điều tra Hoa Kỳ.
Kết luận 8 vụ việc phòng vệ thương mại hoặc có lệnh áp thuế
Ngày 1/7, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đưa ra kết luận cuối cùng là có thiệt hại với ngành công nghiệp nội địa đối với việc bán phá giá và trợ cấp sản phẩm muối phốt-phát (K2HPO4 và K4P2O7) của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Do vậy sản phẩm muối phốt-phát K2HPO4 và K4P2O7 của Trung Quốc sẽ phải chịu lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Ngày 2/7, Tổng vụ chống bán phá giá Ấn Độ có kết luận cuối cùng về việc điều tra chống bán phá giá mặt hàng đĩa ghi DVD-R và DVD-RW, mã HS 8523 của Malaysia, Thái Lan và Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Trong vụ việc này, Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty TNHH Ritek Việt Nam tham gia quá trình điều tra và cung cấp thông tin cho Cơ quan điều tra Ấn Độ. Do đó doanh nghiệp này đã được hưởng thuế suất riêng là 29,75 USD/1.000 chiếc, trong khi đó mức thuế toàn quốc dành cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam là 50,51 USD/1.000 chiếc. Malaysia và Thái Lan không có doanh nghiệp nào hợp tác với Cơ quan điều tra Ấn Độ, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu của hai nước này phải chịu mức thuế suất chung đối với từng quốc gia, cụ thể: Malaysia là 35,95 USD/1.000 chiếc và Thái Lan là 25,98 USD/1.000 chiếc.
Theo quy định của Ấn Độ, trong thời gian 6 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra có kết luận cuối cùng, Bộ Tài chính Ấn Độ (Hải quan Ấn Độ) sẽ có lệnh áp thuế chính thức.
Ngày 2/7, Ủy ban châu Âu ra thông báo sửa đổi mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm dụng cụ nhà bếp bằng thép của Ukcraina nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá của Ukcraina giảm từ 9,9% xuống còn 7%.
Ngày 5/7, Tổng vụ chống bán phá giá Ấn Độ ra kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi Acrylic của Nhật Bản và Bê-la-rút xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.
Ngày /7, Bộ Công Thương LB Nga đã có kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán phẳng của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Brazil và Nam Phi xuất khẩu vào thị trường LB Nga.
Ngày 6/7, Argentina kết luận sơ bộ về điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng máy nén khí của Brazil xuất khẩu vào thị trường Argentina và áp thuế chống bán phá giá tạm thời trong thời gian 6 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra kết luận sơ bộ về vụ việc.
Ngày 6/7, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã bỏ phiếu tiến hành rà soát cuối kỳ thuế trợ cấp đối với sản phẩm thép phẳng cán nóng của Brazil và Nhật Bản, đình chỉ điều tra sản phẩm thép phẳng cán nóng của Nga xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, ITC sẽ tiến hành đánh giá một cách đầy đủ xem liệu việc huỷ bỏ các lệnh áp thuế có khả năng dẫn tới sự tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất công nghiệp nội địa trong khoảng thời gian hợp lý có thể dự báo được.
Ngày 13/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra kết luận cuối cùng khẳng định có hành vi bán phá giá và trợ cấp đối với mặt hàng vải dệt của Trung Quốc và Đài Loan xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Dự kiến ngày 25 tháng 8 tới, ITC sẽ có kết luận cuối cùng về thiệt hại đối với vụ việc này.
2 cuộc điều tra được khởi xướng nhưng không dẫn đến áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Ngày 1/7/2010, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đã xác định ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ không chịu thiệt hại và cũng không bị đe doạ gây thiệt hại đối với sản phẩm dây sắt/thép không hợp kim của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ mà trước đó Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định có hành vi bán phá giá và trợ cấp đối với mặt hàng này của Trung Quốc. Do vậy, sẽ không có lệnh áp thuế được ban hành.
Ngày 15/7 , Uỷ ban châu Âu đã ra thông báo chấm dứt điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng ốc vít bằng thép không gỉ và phụ tùng của Ấn Độ và Malaysia xuất khẩu vào châu Âu, do bên khởi kiện rút lại đơn.
Thông báo tiến hành rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại
Các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có 7 thông báo về việc rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Ngày 5/7, Argentina ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội của Nam Phi, Hàn Quốc, Ukcraina và Ka-zắc-tan.
Ngày 6/7, Bộ Công Thương LB Nga ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống và đường ống của Ukcraina nhập khẩu vào thị trường Nga.
Ngày 7/7, Canada ra kết luận về việc tiến hành điều tra lại về giá trị thông thường và giá xuất khẩu trong điều tra chống bán phá giá mặt hàng xe đạp của Trung Quốc và Đài Loan xuất khẩu vào thị trường Canada.
Ngày 13/7, Uỷ ban châu Âu ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng xe đạp của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu
Ngày 16/7, Canada ra kết luận về việc tiến hành điều tra lại về giá trị thông thường và giá xuất khẩu trong điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép tấm của Trung Quốc, Cộng hoà Bul-ga-ri, Cộng hoà Séc, Rumani và Ukraina xuất khẩu vào thị trường Canada.
Ngày 16/7, Uỷ ban châu Âu ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng Bari cacbonat (BaCO3) của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
Ngày 30/6 , Bộ Công Thương Ấn Độ thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cao su của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.
Đánh giá chung
Các vụ việc phòng vệ thương mại diễn ra trong tháng 7 năm 2010 có thể có những tác động nhất định đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Lý do :
Phần lớn các vụ việc nêu trên đều có liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, là những sản phẩm hoá chất, sử dụng tài nguyên và sử dụng nhiều lao động. Đây cũng là những điểm khá tương đồng so với hoạt động sản xuất của Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh của nước đang phát triển. Việc dịch chuyển địa điểm đầu tư hoặc dưới hình thức gia công, lắp ráp đơn giản sang Việt Nam để lẩn tránh thuế chống bán phá giá của nước nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, Brazil,… đối với sản phẩm của Trung Quốc có sử dụng C/O của Việt Nam là điều có thể xảy ra.
Trong một số mặt hàng bị áp dụng thuế chống bán phá giá nói trên có sản phẩm của Đài Loan - Trung Quốc. Đài Loan là một trong những lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Hiện nay, Đài Loan đang có các nhà máy tại Việt Nam để sản xuất xe đạp xuất khẩu đi EU. Việc Đài Loan bị áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng xe đạp xuất khẩu sang thị trường Canada cũng có thể dẫn đến việc chuyển mặt hàng đó sang sản xuất tại nhà máy của họ tại Việt Nam và vẫn tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Canada mà không bị áp thuế chống bán phá giá. Đây sẽ là một trong những nguy cơ làm nảy sinh các vụ kiện chống bán phá giá trong tương lai đối với Việt Nam?
Vụ việc Hoa Kỳ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng mắc áo bằng thép của Việt Nam sang Hoa Kỳ là một ví dụ. Do nghi ngờ mặt hàng mắc áo bằng thép được sản xuất tại Trung Quốc và sau đó được gia công với tỷ lệ không đáng kể tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nhằm mục đích lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đang áp đối với các mặt hàng này của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra đối với một số doanh nghiệp Việt Nam có liên quan. Việc thực hiện hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lành mạnh trong nước và của quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.
Ngoài ra, còn một vấn đề đáng lưu ý, đó là sức ép mở cửa thị trường từ EU và Hoa Kỳ:
Theo thông tin từ Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, khối doanh nghiệp EU và Hoa Kỳ phối hợp gây sức ép buộc các nền kinh tế mới nổi, trong đó có khối ASEAN, chấp nhận mở cửa thị trường, chấp nhận nhượng bộ. Một trong các nhóm lĩnh vực hàng hoá mà khối doanh nghiệp của EU và Hoa Kỳ hướng tới là hoá chất.
Theo thống kê các vụ kiện phòng vệ thương mại thì hoá chất nằm trong những nhóm mặt hàng bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhiều nhất. Việc mở cửa thị trường hoá chất của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có khối ASEAN, không những cho các nước phát triển như Hoa Kỳ và EU mà còn phải cho tất cả các nước thành viên WTO theo nguyên tắc MFN, không phân biệt đối xử. Do đó, tính cạnh tranh trên thị trường của mặt hàng hoá chất sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và khốc liệt hơn. Ngành sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu sẽ bị tác động một cách đáng kể và có nguy cơ bị thiệt hại nếu mặt hàng hoá chất nhập khẩu được trợ cấp hoặc bị bán phá giá.
Trong trường hợp các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, một số nước vùng Vịnh và khối ASEAN phải chấp nhận nhượng bộ yêu cầu nêu trên của EU và Hoa Kỳ, thì Việt Nam cũng cần có những hành động thích hợp như áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để xem xét và bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất hoá chất nội địa của Việt Nam.
Ngay ngày đầu tháng, Uỷ ban châu Âu ra thông báo tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ (safeguard) đối với sản phẩm Modems dành cho mạng không dây (WWAN) từ tất cả các nước nhập khẩu vào châu Âu.
Bên cạnh đó, Uỷ ban châu Âu cũng đã tiến hành điều tra thêm việc chống bán phá giá sản phẩm này của Trung Quốc. Như vậy, trong cùng một thời gian sản phẩm Modems dành cho mạng không dây của Trung Quốc bị tiến hành điều tra đồng thời cả hai lĩnh vực: tự vệ và chống bán phá giá.
Ngày 21/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo tiến hành điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mắc áo bằng thép, mã HS 732620 của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Do có nghi ngờ mắc áo bằng thép của Trung Quốc chuyển tải qua Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá (trước đó, ngày 6 tháng 10 năm 2008, DOC đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm này nhập khẩu từ Trung Quốc với biên độ phá giá từ 15,83% đến 187,25%).
Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) đã làm việc với Tổng cục Hải quan và Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (VCCI) đề nghị phối hợp cung cấp cho Cục QLCT các thông tin liên quan đến vụ việc. Ngoài ra, Cục cũng đã gửi công văn đến các doanh nghiệp có tên trong danh sách do phía nguyên đơn cung cấp yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp vào thị trường Hoa Kỳ; khẩn trương rà soát hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu liên quan đến hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá (nếu có) tránh gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp, của quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế. Cục cũng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp các thông tin cần thiết khác để Cục giải thích, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước cơ quan điều tra Hoa Kỳ.
Kết luận 8 vụ việc phòng vệ thương mại hoặc có lệnh áp thuế
Ngày 1/7, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đưa ra kết luận cuối cùng là có thiệt hại với ngành công nghiệp nội địa đối với việc bán phá giá và trợ cấp sản phẩm muối phốt-phát (K2HPO4 và K4P2O7) của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Do vậy sản phẩm muối phốt-phát K2HPO4 và K4P2O7 của Trung Quốc sẽ phải chịu lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Ngày 2/7, Tổng vụ chống bán phá giá Ấn Độ có kết luận cuối cùng về việc điều tra chống bán phá giá mặt hàng đĩa ghi DVD-R và DVD-RW, mã HS 8523 của Malaysia, Thái Lan và Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ. Trong vụ việc này, Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty TNHH Ritek Việt Nam tham gia quá trình điều tra và cung cấp thông tin cho Cơ quan điều tra Ấn Độ. Do đó doanh nghiệp này đã được hưởng thuế suất riêng là 29,75 USD/1.000 chiếc, trong khi đó mức thuế toàn quốc dành cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam là 50,51 USD/1.000 chiếc. Malaysia và Thái Lan không có doanh nghiệp nào hợp tác với Cơ quan điều tra Ấn Độ, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu của hai nước này phải chịu mức thuế suất chung đối với từng quốc gia, cụ thể: Malaysia là 35,95 USD/1.000 chiếc và Thái Lan là 25,98 USD/1.000 chiếc.
Theo quy định của Ấn Độ, trong thời gian 6 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra có kết luận cuối cùng, Bộ Tài chính Ấn Độ (Hải quan Ấn Độ) sẽ có lệnh áp thuế chính thức.
Ngày 2/7, Ủy ban châu Âu ra thông báo sửa đổi mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm dụng cụ nhà bếp bằng thép của Ukcraina nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá của Ukcraina giảm từ 9,9% xuống còn 7%.
Ngày 5/7, Tổng vụ chống bán phá giá Ấn Độ ra kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi Acrylic của Nhật Bản và Bê-la-rút xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.
Ngày /7, Bộ Công Thương LB Nga đã có kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán phẳng của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Brazil và Nam Phi xuất khẩu vào thị trường LB Nga.
Ngày 6/7, Argentina kết luận sơ bộ về điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng máy nén khí của Brazil xuất khẩu vào thị trường Argentina và áp thuế chống bán phá giá tạm thời trong thời gian 6 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra kết luận sơ bộ về vụ việc.
Ngày 6/7, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã bỏ phiếu tiến hành rà soát cuối kỳ thuế trợ cấp đối với sản phẩm thép phẳng cán nóng của Brazil và Nhật Bản, đình chỉ điều tra sản phẩm thép phẳng cán nóng của Nga xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đó, ITC sẽ tiến hành đánh giá một cách đầy đủ xem liệu việc huỷ bỏ các lệnh áp thuế có khả năng dẫn tới sự tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp gây thiệt hại cho ngành sản xuất công nghiệp nội địa trong khoảng thời gian hợp lý có thể dự báo được.
Ngày 13/7, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ra kết luận cuối cùng khẳng định có hành vi bán phá giá và trợ cấp đối với mặt hàng vải dệt của Trung Quốc và Đài Loan xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Dự kiến ngày 25 tháng 8 tới, ITC sẽ có kết luận cuối cùng về thiệt hại đối với vụ việc này.
2 cuộc điều tra được khởi xướng nhưng không dẫn đến áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Ngày 1/7/2010, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ đã xác định ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ không chịu thiệt hại và cũng không bị đe doạ gây thiệt hại đối với sản phẩm dây sắt/thép không hợp kim của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ mà trước đó Bộ Thương mại Hoa Kỳ xác định có hành vi bán phá giá và trợ cấp đối với mặt hàng này của Trung Quốc. Do vậy, sẽ không có lệnh áp thuế được ban hành.
Ngày 15/7 , Uỷ ban châu Âu đã ra thông báo chấm dứt điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng ốc vít bằng thép không gỉ và phụ tùng của Ấn Độ và Malaysia xuất khẩu vào châu Âu, do bên khởi kiện rút lại đơn.
Thông báo tiến hành rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại
Các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã có 7 thông báo về việc rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Ngày 5/7, Argentina ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nguội của Nam Phi, Hàn Quốc, Ukcraina và Ka-zắc-tan.
Ngày 6/7, Bộ Công Thương LB Nga ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống và đường ống của Ukcraina nhập khẩu vào thị trường Nga.
Ngày 7/7, Canada ra kết luận về việc tiến hành điều tra lại về giá trị thông thường và giá xuất khẩu trong điều tra chống bán phá giá mặt hàng xe đạp của Trung Quốc và Đài Loan xuất khẩu vào thị trường Canada.
Ngày 13/7, Uỷ ban châu Âu ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng xe đạp của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu
Ngày 16/7, Canada ra kết luận về việc tiến hành điều tra lại về giá trị thông thường và giá xuất khẩu trong điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép tấm của Trung Quốc, Cộng hoà Bul-ga-ri, Cộng hoà Séc, Rumani và Ukraina xuất khẩu vào thị trường Canada.
Ngày 16/7, Uỷ ban châu Âu ra thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ đối với mặt hàng Bari cacbonat (BaCO3) của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
Ngày 30/6 , Bộ Công Thương Ấn Độ thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cao su của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.
Đánh giá chung
Các vụ việc phòng vệ thương mại diễn ra trong tháng 7 năm 2010 có thể có những tác động nhất định đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Lý do :
Phần lớn các vụ việc nêu trên đều có liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, là những sản phẩm hoá chất, sử dụng tài nguyên và sử dụng nhiều lao động. Đây cũng là những điểm khá tương đồng so với hoạt động sản xuất của Việt Nam và là lợi thế cạnh tranh của nước đang phát triển. Việc dịch chuyển địa điểm đầu tư hoặc dưới hình thức gia công, lắp ráp đơn giản sang Việt Nam để lẩn tránh thuế chống bán phá giá của nước nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, Brazil,… đối với sản phẩm của Trung Quốc có sử dụng C/O của Việt Nam là điều có thể xảy ra.
Trong một số mặt hàng bị áp dụng thuế chống bán phá giá nói trên có sản phẩm của Đài Loan - Trung Quốc. Đài Loan là một trong những lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Hiện nay, Đài Loan đang có các nhà máy tại Việt Nam để sản xuất xe đạp xuất khẩu đi EU. Việc Đài Loan bị áp dụng thuế chống bán phá giá mặt hàng xe đạp xuất khẩu sang thị trường Canada cũng có thể dẫn đến việc chuyển mặt hàng đó sang sản xuất tại nhà máy của họ tại Việt Nam và vẫn tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Canada mà không bị áp thuế chống bán phá giá. Đây sẽ là một trong những nguy cơ làm nảy sinh các vụ kiện chống bán phá giá trong tương lai đối với Việt Nam?
Vụ việc Hoa Kỳ điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng mắc áo bằng thép của Việt Nam sang Hoa Kỳ là một ví dụ. Do nghi ngờ mặt hàng mắc áo bằng thép được sản xuất tại Trung Quốc và sau đó được gia công với tỷ lệ không đáng kể tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nhằm mục đích lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Hoa Kỳ đang áp đối với các mặt hàng này của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra đối với một số doanh nghiệp Việt Nam có liên quan. Việc thực hiện hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lành mạnh trong nước và của quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.
Ngoài ra, còn một vấn đề đáng lưu ý, đó là sức ép mở cửa thị trường từ EU và Hoa Kỳ:
Theo thông tin từ Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, khối doanh nghiệp EU và Hoa Kỳ phối hợp gây sức ép buộc các nền kinh tế mới nổi, trong đó có khối ASEAN, chấp nhận mở cửa thị trường, chấp nhận nhượng bộ. Một trong các nhóm lĩnh vực hàng hoá mà khối doanh nghiệp của EU và Hoa Kỳ hướng tới là hoá chất.
Theo thống kê các vụ kiện phòng vệ thương mại thì hoá chất nằm trong những nhóm mặt hàng bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhiều nhất. Việc mở cửa thị trường hoá chất của các nền kinh tế mới nổi, trong đó có khối ASEAN, không những cho các nước phát triển như Hoa Kỳ và EU mà còn phải cho tất cả các nước thành viên WTO theo nguyên tắc MFN, không phân biệt đối xử. Do đó, tính cạnh tranh trên thị trường của mặt hàng hoá chất sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và khốc liệt hơn. Ngành sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu sẽ bị tác động một cách đáng kể và có nguy cơ bị thiệt hại nếu mặt hàng hoá chất nhập khẩu được trợ cấp hoặc bị bán phá giá.
Trong trường hợp các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, một số nước vùng Vịnh và khối ASEAN phải chấp nhận nhượng bộ yêu cầu nêu trên của EU và Hoa Kỳ, thì Việt Nam cũng cần có những hành động thích hợp như áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để xem xét và bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất hoá chất nội địa của Việt Nam.
Nguồn: Báo công thương điện tử
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)