Các doanh nghiệp Đài Loan rời cơ sở sản xuất khỏi Việt Nam và Trung Quốc vì thuế chống bán phá giá

30/07/2008 09:49 - 980 lượt xem

Nhiều doanhnghiệp Đài Loan có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và ViệtNam đang tiến hành dời nhà máy sangBangladesh.Nguyên nhân chính của việc di dời này là do thuế chống bán phá giá mà EU và Mỹáp đặt lên hai quốc gia này cũng đã gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩucủa các doanh nghiệp Đài Loan tại đó.

 

Theo nguồntin chính thức mà Văn phòng đại diện Đài Loan, Dhaka cung cấp choFibre2fashion, nhiều ngành công nghiệp liên quan tới sản xuất vải bạt, giày da,gốm và đồ dân dụng đang tiến hành việc chuyển đổi cơ sở sản xuất. 36 công ty đãthực hiện xong việc di dời trong đó có 26 công ty sản xuất và 10 công ty thươngmại.

Các doanhnhân phải đưa ra quyết định khó khăn này do chính sách đầu tư của Trung Quốc đãcó những thay đổi và gây ảnh hưởng xấu nhất tới ngành công nghiệp sử dụng nhiềulao động. Chi phí lao động tăng đáng kể khiến biên lợi nhuận giảm. Thậm chíđồng Nhân dân tệ tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực tới tòan bộ ngành công nghiệpdo chi phí sản xuất tăng đáng kể. Năm ngoái, lợi nhuận của các công ty tạiTrung Quốc cao hơn lợi nhuận năm nay 30%.

Do các cơsở sản xuất quan trọng đã dời sangBangladesh,chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 nước này đã thu được 200 triệu USD đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI)  từ các côngty Đài Loan, tương đương với 2/3 tổng đầu tư FDI vào Khu chế xuấtBangladesh(Bepza) giai đoạn 2007-2008. Lượng đầu tư của Đài Loan vào Ân Độ cũng tăng lên600 triệu USD trong năm 2008.

Eusebio,một trong những nhà sản xuất túi ngủ, balo và lều trại lớn nhất đã đầu tư 50triệu USD cho việc di dời nhà máy ở Khu chế xuất Comilla. Thậm chí nhà sản xuấtđồ tái chế Trendex đã chi ra tới 55 triệu USD để xây dựng nhà máy mới ở Khu chếxuất Karnaphuli, Chittagong hồi tháng 4 vừa rồi.

Tuy nhiên,người ta cho rằng Khu chế xuấtBangladeshkhông có đủ chỗ cho các công ty của Đài Loan. Nếu chính phủ Bangladesh giảiquyết được vấn đề phân chia đất ngoài Khu chế xuất cho các công ty nước ngoài,nước này sẽ thu hút nhiều hơn các công ty Đài Loan tới đây và kết quả là tiềnđầu tư sẽ đổ vào nước này nhiều hơn nữa.

Fibre2fashion NewsDesk –India

23/07/ 2008 (Bangladesh)

Nguồn:www.fibre2fashion.com

 

Quảng cáo sản phẩm