Các vụ thương mại quốc tế nhằm vào Trung Quốc sẽ gia tăng trong thời gian tới?
16/12/2008 12:00
28/112008 - Tuần trước, một chuyên gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế đã dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục là mục tiêu của các vụ kiện đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng của Hoa Kỳ, bao gồm chống bán phá giá và chống trợ cấp, bởi vì thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục tăng lên và tình trạng suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ.
Ông Joseph Dorn, một thành viên của King & Spalding, đại diện cho các nguyên đơn trong vụ kiện liên quan đến vấn đề đảm bảo cạnh tranh thương mại bình đẳng tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, đã đưa ra 3 lý do vì sao Trung Quốc sẽ tiếp tục trở thành mục tiêu của Hoa Kỳ trong các vụ kiện năm 2009 là: thâm hụt thương mại, tác động của khủng hoảng tài chính đối với chính sách của Trung Quốc, và khả năng chứng minh thiệt hại của các ngành công nghiệp Hoa Kỳ hiện nay. Bình luận này được đưa ra trong buổi thảo luận của Ban hội thẩm ngày 20/11.
Trước hết, ông Dorn lưu ý rằng thâm hụt thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm 2007 là 256 tỷ đô la. Tình trạng này tiếp tục diễn ra trong 9 tháng đầu năm 2008 với mức thâm hụt lên tới 195 tỷ Đô la so với mức 188 tỷ Đô la cùng kỳ năm 2007. Mức thâm hụt thương mại trong tháng 9/2008 (29 tỷ Đô la) là mức thâm hụt kỷ lục nếu tính theo tháng.
Thứ hai, ông Dorn cho rằng: “khủng hoảng tài chính sẽ dẫn đến nhiều vụ kiện hơn nữa”. Ông Dorn dẫn chiếu tới phiên điều trần về thiệt hại của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ mà tại đó các nhà sản xuất của Trung Quốc đã dự đoán là các mặt hàng xuất khẩu của nước này sang Hoa Kỳ trong thời gian tới sẽ giảm mạnh do việc dỡ bỏ các khoản giảm thuế VAT và các khoản thuế xuất khẩu mới.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã từng thông báo rằng sẽ áp dụng lại các khoản giảm thuế VAT đối với các mặt hàng xuất khẩu và bỏ thuế xuất khẩu cho một loạt các mặt hàng. Ông nói: “Dỡ bỏ thuế xuất khẩu cũng sẽ dẫn đến nhiều vụ kiện hơn nữa”
Khủng hoảng tài chính cũng làm cho cước phí đường biển rẻ hơn. Ông dự đoán: “Giá vận chuyển giảm sẽ làm cho hàng hóa có tính cạnh tranh hơn và gây thiệt hại nhiều hơn.
Thứ ba, ông Dorn tin rằng sự suy giảm kinh tế hiện tại sẽ làm cho việc chứng minh thiệt hại dễ dàng hơn. Ông nói: “Không có bí mật nào về việc quá trình này đang đi ngược chu kỳ”. Các nguồn hợp pháp liên quan tới vụ kiện thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá đối với vụ ống dẫn cacbon của Trung Quốc đang diễn ra cũng nhất trí với nhận định đó, và dự đoán là vụ ống dẫn sẽ là một vụ tiêu biểu để xem ITC sẽ xem xét đến nhân tố tình hình kinh tế hiện tại như thế nào khi đưa ra các quyết định về thiệt hại.
Các tin khác
- Ai Cập tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (07/05/2025)
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Hàn Quốc ban hành kết luận cuối cùng về ĐTCBPG giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam (05/05/2025)