Cảnh báo chất lượng thủy sản Việt Nam tại Nhật Bản giảm mạnh
04/12/2012 12:00
Theo thông tin từHiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 10/2012,Việt Nam có 25 lô thủy sản bị cảnh báo chất lượng tại 3 thị trường chính tiêuthụ thủy sản là Nhật Bản, EU và Mỹ, tăng 40% so với 15 lô trong tháng 9/2012 vàgiảm 16% so với 30 lô trong tháng 10/2011.
Trong đó chỉ có thị trường Nhật Bản có số lô hàng thủy sản bị cảnh báo giảmmạnh so với tháng trước. Tại thị trường Nhật Bản, trong tháng 10, Việt Nam có 8lô thủy sản (gồm các sản phẩm tôm, cá hồi và thủy sản phối trộn) bị cảnh báochất lượng, giảm 20% so với 10 lô trong tháng 9/2012 và giảm tới 46% so vớicùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Nhật Bản cảnh báo 6 lô tôm, giảm 33% so với 9 lô trong tháng 9 vàgiảm 57% so với 14 lô của cùng kỳ năm ngoái. Trong số này có 2 lô tôm nhiễmEnrofloxacin với hàm lượng 0,01-0,03ppm, tăng so với 1 lô trong tháng 9/2012nhưng giảm so với 9 lô của cùng kỳ năm ngoái, trong khi tôm Ấn Độ vẫn còn 3 lôbị cảnh báo nhiễm chất này cũng với hàm lượng 0,02-0,03ppm. Ngoài ra, Việt Namcó 1 lô tôm chân trắng nhiễm Trifluralin; 1 lô tôm và thủy sản phối trộn nhiễmChloramphenicol; 2 lô cá hồi và tôm nhiễm khuẩn.
Tại thị trường EU, trong tháng 10 có 4 lô thủy sản xuất xứ Việt Nam bị cảnhbáo chất lượng, tăng 4 lần so với 1 lô trong tháng 9/2012 và 1 lô trong tháng10/2011, trong đó có 2 lô nhiễm khuẩn Salmonella và Listeria. Cũng trong tháng10, EU phát hiện 7 lô thủy sản nhập khẩu từ Ấn Độ có vấn đề về chất lượng, chủyếu là cá ngừ, tôm và surimi. Thái Lan bị cảnh báo 8 lô chủ yếu cá ngừ và cámako vây ngắn bị cảnh báo. Trung Quốc cũng nhận 3 cảnh báo về chất lượng thủysản.
Tại thị trường Mỹ, Việt Nam có 13 lô thủy sản bị cảnh báo chất lượng trongtháng 10/2012, tăng 2,25 lần so với 4 lô trong tháng 9/2012, nhưng giảm 7% sovới 14 lô trong tháng 9/2011, gồm 3 lô tôm và 1 lô cá tra bị nhiễm Salmonella;4 lô tôm tồn dư thuốc thú y; 2 lô cá cơm không đảm bảo điều kiện vệ sinh trongquá trình chế biến và bao gói sản phẩm; 1 lô cá tra bị gói sai nhãn.
Cùng thời điểm này Indonesia có 33 lô thủy sản bị FDA cảnh báo, tăng 13,7%so với 29 lô trong tháng trước, trong đó có 18 lô cá ngừ (17 lô chứa tạp chấtvà 1 lô nhiễm salmonella); 5 lô thủy sản nhiễm tạp chất; và 10 lô thủy sản pháthiện dư lượng Chloramphenicol. Thái Lan cũng có 8 lô thủy sản xuất khẩu sang Mỹbị cảnh báo chất lượng gồm 3 lô cá ngừ chưa tạp chất, còn lại là tôm và mực ốngchứa tạp chất và nhiễm khuẩn Salmonella.
Các tin khác
- Xuất khẩu nông sản hướng tới mục tiêu 70 tỷ USD (09/07/2025)
- Việt Nam 'truyền lửa OCOP' cho châu Phi, biến nông sản làng thành hàng xuất khẩu triệu đô (09/07/2025)
- Mỹ áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu, cảnh báo tăng thuế 200% cho dược phẩm (09/07/2025)
- Mỹ: Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc tiếp tục giảm (09/07/2025)
- Hàn Quốc đề nghị Mỹ giảm thuế với ôtô, thép và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (09/07/2025)