Cạnh tranh chưa bình đẳng
24/10/2014 12:00
Nhiều doanh nghiệp (DN) làm hàng xuấtkhẩu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho rằng: Đang có một nghịch lý là chính sáchthuế hiện nay dường như “ủng hộ” việc nhập khẩu nguyên, phụ liệu nước ngoàithay vì mua nguyên liệu trong nước. Phải chăng đó là một trong những nguyênnhân đã tạo ra sự cạnh tranh chưa bình đẳng ?
Theo nhiều DN các ngành may, điện tử,viễn thông, chăn nuôi… nếu mua nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất hàng xuấtkhẩu (FOB), DN được hạn nộp thuế là 275 ngày, nghĩa là được trả chậm. Còn muanguyên, phụ liệu trong nước, DN thường mua theo phương thức nhập khẩu tại chỗ,hoặc mua theo phương thức thông thường rất phiền hà và mất thời gian.
Theo quy định, hàng nhập khẩu tại chỗlàm nguyên liệu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu không thuộc đối tượng chịuthuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, để hưởng ưu đãi thuế theo phương thức nhập khẩutại chỗ thì thủ tục khá phức tạp và rắc rối, nên DN thường chọn phương thứcthông thường, nghĩa là nộp ngay thuế giá trị gia tăng để có nguyên, phụ liệu phụcvụ sản xuất. Sau khi hàng xuất khẩu, DN sẽ làm thủ tục để được hoàn thuế. NhiềuDN cho rằng, việc quy định để DN hưởng ân hạn nộp thuế (trả chậm) 275 ngày đượccác DN ủng hộ vì trên thực tế Việt Nam chưa cung ứng được hoàn toàn nguyên, phụliệu cho ngành may, điện tử… Mặt khác, DN ngành may mặc xuất khẩu phần lớn phảimua nguyên liệu theo chỉ định của khách hàng. Không riêng ngành may, các DN làmhàng xuất khẩu khác trên địa bàn thành phố cũng cho biết, việc nhập khẩunguyên, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu dễ dàng hơn mua nguyên, phụ liệutrong nước.
Các DN điện tử, viễn thông, chănnuôi… đều hết sức ủng hộ ngành thuế trong việc lo cân đối nhằm bảo đảm nguồnthu ngân sách, nhưng việc thuế nhập khẩu thành phẩm bằng 0 (cam kết của ViệtNam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới cũng như các hiệp định thương mại),trong khi linh kiện nhập khẩu về để lắp ráp tại Việt Nam, tạo công ăn việc làm,nguồn thu cho DN trong nước nhưng lại chịu thuế nhập khẩu cao, khiến DN trongnước khó cạnh tranh với DN nước ngoài. Quy định này cũng khiến các DN cả trongnước lẫn FDI bỏ dần sản xuất chuyển sang nhập khẩu thành phẩm, hoặc từ bỏ lắpráp chuyển qua làm dịch vụ thương mại.
Từ năm 2006, do Việt Nam cắt giảm hầuhết dòng thuế với sản phẩm nhập từ các nước ASEAN, nhiều mặt hàng được hưởngthuế suất từ 0 đến 5%. Sản phẩm chỉ cần có 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN là đượcgiảm thuế, giúp các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ở khu vực ASEAN xuất hàngqua Việt Nam với thuế suất thấp hơn nên sản phẩm có tính cạnh tranh hơn hẳn vớihàng sản xuất cùng loại trong nước. Từ thực tế này, Chính phủ, các ngành chứcnăng sớm xem xét, rà soát lại chính sách chưa phù hợp, nhằm tạo sự cạnh tranhbình đẳng giữa các DN trong và ngoài nước.
Nguồn: Nhân Dân
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (05/07/2025)
- Vương quốc Anh thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (04/07/2025)
- Hiểu thế nào về mức thuế đối ứng 20% Mỹ áp cho Việt Nam? (04/07/2025)
- Chờ lối đi ‘sắc bén’ hơn cho xuất khẩu trước thỏa thuận thuế quan mới (04/07/2025)
- Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chậm lại, đối mặt nhiều rủi ro từ chính sách thuế của Hoa Kỳ (04/07/2025)