Chấp nhận “luật chơi”

23/11/2007 12:00 - 1418 lượt xem

Gia nhập WTO, DN nước ta phải đối mặt với các vụkiện bán phá giá. Hội thảo Quy trình chống bán phá giá, giải quyết tranh chấptrong WTO và tác động đối với DN Việt Nam, ngày 5/11 tại TP HCM đã thảo luậnxung quanh vấn đề làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ này và DN phải chuẩn bịgì cho quy trình điều tra chống bán phá giá.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh,tính đến hết năm 2006, VN đã đương đầu với 30 vụ kiện bán phá giá, trong đó có23 trường hợp được kết luận là có bán phá giá và đã bị áp thuế chống bán phágiá. Các sản phẩm bị kiện của VN chủ yếu là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhưcá, tôm, giày dép, dệt may... và các trường hợp bị kiện của VN đều chung thờiđiểm và sản phẩm với các nước bị kiện khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

Chưa có kinh nghiệm

Theo nhận định của các chuyêngia, các DN VN bị kiện thường chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm đối phó vớicác vụ kiện này. Thay vào đó, DN còn ỷ lại vào cơ quan nhà nước. DN VN bị kiệnvì chưa có ý thức cạnh tranh lành mạnh và công bằng thương mại trong nền kinhtế thị trường, ý thức tự vệ và chủ động tham gia kháng kiện của DN trong nướccũng còn thấp. Dó đó việc thua kiện là điều không thể tránh khỏi.

Đại diện cho các DN xuất khẩudệt may sang Mỹ, ông Vũ Đình Tân - Phó GĐ Cty TNHH Dệt May Minh Trí cho rằngcác quy định từ phía Mỹ hiện nay là quá cao đối với các DN VN, nhất là các DNnhỏ và vừa. Điều này chắc chắn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các DN VN,hàng rào thuế nhập khẩu quá cao, VN khó có thể cạnh tranh được. Hiện 90% sảnphẩm của Minh Trí xuất khẩu sang Mỹ, nên ông Tân cũng như nhiều DN VN khác đangrất lo lắng, ông cho rằng ở thời điểm này Bộ Công Thương cần vận động phía Mỹgiảm bớt những rào cản kỹ thuật, phía Mỹ cần phải công bằng hơn nữa trong cácyêu cầu giám sát.

Chủ động kiểm soát rủi ro

Ông Martin Goyette, chuyêngia luật, Ban Thư ký WTO (Geneva) cho biết, DN VN không thể ngăn chặn các vụkiện chống bán phá giá của các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) hay thànhviên WTO, mà chỉ có thể giảm thiểu rủi ro. Cách giảm thiểu rủi ro, là phải xácđịnh xem mức giá xuất khẩu, lượng hàng hóa xuất khẩu vào thị trường nước ngoàicó quá lớn hay không? Thị trường nước ngoài có các nhà sản xuất cùng mặt hànghay không và số lượng hàng hóa sản xuất của họ đáp ứng nhu cầu thị trường nộiđịa như thế nào, giá hàng nhập khẩu và giá hàng nội địa nước xuất khẩu chênhlệch ra sao? Việc có được những thông tin cơ bản này có ý nghĩa vô cùng quantrọng để hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá. Đồng quan điểm này, ông JimDurling, một trong những chuyên gia hàng đầu về chống bán phá giá và có nhiềukinh nghiệm về luật pháp chống bán phá giá Hoa Kỳ khẳng định, không thể làm gìđể ngăn chặn nguyên đơn nộp đơn khởi kiện, mà chỉ có thể ngăn chặn yếu tố rủiro. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, không có sự chuẩn bị thì không thể kiểm soátđược rủi ro và một khi vụ kiện đã kết thúc thì vẫn có thể bán hàng vào thịtrường, nhưng sẽ rất khó khăn. "Phải chấp nhận luật chơi" - ông JimDurling nhấn mạnh. Ví dụ, trường hợp cá ba sa VN, các DN trong nước cảm thấyrằng, họ xuất khẩu với giá 5,5 USD/kg là có lời, nhưng nếu xuất khẩu với mứcgiá này thì lại bị kiện chống bán phá giá bởi lẽ cá nheo ở thị trường Hoa Kỳbán với giá hơn 15 USD/kg. Nhưng, nếu nâng giá cá ba sa VN lên cùng mức giáhoặc rẻ hơn một chút thì nhà nhập khẩu sẽ từ chối. Các DN cho biết, họ thấy họkhông bán phá giá vì mức 5,5 USD/kg là họ đã có lời, nhưng luật chơi và cuộcchơi không đơn giản như vậy và DN phải biết điều đó.

Ông Bùi Sơn Dũng - Cục phóCục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương cũng cho rằng, các DN VN phải chấp nhậnthực tế khách quan và chủ động đối phó bằng cách theo dõi sát động thái của thịtrường. Đồng thời, các DN phải minh bạch và chuẩn mực trong việc chuẩn bị hồsơ, thận trọng với các cam kết trong hợp đồng, thủ tục và chứng từ xuất khẩu.Gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh không bao giờ đem lại kết quảtốt.

Kiều Nga

 

07/11/2007

 

Nguồn: dddn.com.vn

 
Quảng cáo sản phẩm