Châu Âu lo ngại về luật dán nhãn thuỷ sản mới

24/11/2009 12:00 - 716 lượt xem

Qui định mới khác hoàn toàn, sẽ bao gồm tất cả các sản phẩm thuỷ sản, cả nuôi trồng và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2011.
 
Ngành chế biến Châu Âu đang lo ngại về nhiều mâu thuẫn trong tiêu chuẩn dán nhãn và truy xuất nguồn gốc được đề xuất trong qui định kiểm soát mới của Uỷ ban Châu Âu.


Qui định này, nằm trong các qui định về khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo qui định (IUU), có thể sẽ được hoàn tất vào tháng 1/2010 nhưng các nhà chế biến lại hoài nghi về tính hiện thực của mục tiêu này.


Qui định dán nhãn thuỷ sản là một phần trong qui định hiện hành 104/2000 và đang trong quá trình sửa đổi. EC đã đề xuất thay đổi nhiều khoản trong qui định ghi nhãn này trước khi lấy ý kiến tư vấn xác đáng từ các bên có liên quan.


Qui định dán nhãn hiện hành chỉ yêu cầu ghi rõ khu vực khai thác. Phương thức sản xuất chỉ áp dụng đối với thuỷ sản chưa chế biến bao gồm cả thuỷ sản xông khói. Qui định mới khác hoàn toàn, sẽ bao gồm tất cả các sản phẩm thuỷ sản, cả nuôi trồng và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2011.


Theo qui định hiện hành, một sản phẩm thủy sản đông lạnh phải ghi nhãn vùng khai thác và chỉ có vậy thôi, còn sản phẩm đã qua chế biến thì không cần. Ví dụ như cá trích tươi hay đông lạnh phải ghi nhãn vùng khai thác và phương thức sản xuất nhưng khi sản phẩm này được tẩm ướp hoặc đóng hộp thì không cần phải ghi nhãn.


Ngoài ra, qui định mới còn yêu cầu các nhà bán lẻ và ghi rõ ràng sản phẩm đã được cấp đông trước đó hay không phải là sản phẩm đông lạnh.


“Chúng tôi không thể hiểu được tại sao Bộ trưởng Thuỷ sản các nước lại làm theo đề xuất của Uỷ ban Châu Âu trong việc tách thuỷ sản khai thác với thuỷ sản nuôi” – Matthias Keller, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức xuất, nhập khẩu thuỷ sản Quốc gia EU (CEP) nói.


Toàn ngành chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ thuỷ sản đều không hài lòng với sự đảo lộn của qui định này và họ đặt câu hỏi rằng liệu qui định kiểm soát mới này có phải là ý tưởng về “một qui định tốt hơn” của EC hay không.

Nguồn: http://cafef.vn

Quảng cáo sản phẩm