Chế biến và xuất khẩu gỗ: Cơ hội rộng mở

26/02/2014 12:00 - 644 lượt xem

Đến nay, Việt Nam đã qua ba vòng đàm phán Luật Lâm nghiệp,Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT) của EU nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất khẩuphải được sản xuất từ nguyên liệu gỗ hợp pháp. Theo đó, chỉ những sản phẩm cóchứng chỉ FLEGT mới “rộng cửa” vào thị trường EU. Trọng tâm của kế hoạch hành độngnày là những Thỏa thuận Đối tác tự nguyện (VPA) đối với các nước sản xuất, xuấtkhẩu đồ gỗ có mong muốn loại bỏ gỗ bất hợp pháp trong thương mại với EU. Cácphiên thảo luận kỹ thuật, tham vấn bên liên quan và hỗ trợ kỹ thuật đang đượctiến hành với mục tiêu kết thúc đàm phán VPA vào cuối năm 2014.

TS. Franz Jessen -Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam-đánh giá: Thực hiện VPA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các DN trong việc xuất khẩuđồ gỗ. Sản phẩm không chỉ tiếp tục được xuất khẩu vào EU mà còn có thể bán đượcgiá cao hơn cũng như có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác, giảmthiểu tình trạng chế biến gỗ bất hợp pháp trong nước, tăng uy tín quốc gia.

Tuy mang lại nhiều lợi thế, song nhận thức của nhiều DN vềtác động và những thuận lợi mà VPA mang lại chưa nhiều. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền– Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hỗi Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đến nay, mới chỉcó các DN chế biến gỗ vừa và lớn hiểu về VPA, còn các DN nhỏ, đặc biệt là các hộgia đình sản xuất nhỏ lẻ còn chưa có khái niệm gì về VPA.

VPA có nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là văn bản địnhnghĩa về gỗ hợp với 8 nguyên tắc, 50 tiêu chí và hơn 100 chỉ số vì vây, để hiểuđược tất cả cũng là thách thức lớn. Bên cạnh đó là khó khăn về hệ thống luậtpháp “Luật pháp của Việt Nam và nước ngoài còn chênh lệch nhau rất nhiều, tuânthủ luật pháp của Việt Nam nhưng phải hài hòa với EU, rất nhiều luật pháp phảisửa đổi không thể thực hiện ngày một ngày hai”, ông Quyền nói.

Theo số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 95% DN chếbiến và xuất khẩu gỗ là DN nhỏ là vừa, chiếm lượng kim ngạch xuất khẩu chính vẫnlà DN FDI. Nếu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2013 đạt 5,7 tỷUSD (tăng 17,8%) thì các DN FDI đã đóng góp tới 3 tỷ USD. Các DN lớn của ViệtNam trong lĩnh vực này rất ít, chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Để khắc phục tình trạng này, Hiệp hội đã thí điểm liên kếtvùng. Theo đánh giá của ông Quyền, việc liên kết các DN xuất khẩu gỗ trong vùnglà một cách làm hay, cần nhân rộng. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, cần xâydựng quy chế lâu dài, trong đó có vai trò của Nhà nước, từng bước liên kết cácDN chế biến và xuất khẩu gỗ, nâng cao sức cạnh tranh.

 Nguồn:http://baocongthuong.com.vn/

Quảng cáo sản phẩm