Chủ động hội nhập AEC
15/06/2015 12:00
TP Hồ Chí Minh, việc đưa hàng Việt Nam ra thị trường các nước trong khu vực ASEAN đã được Thành ủy, UBND thành phố quan tâm tạo điều kiện thông qua hàng chục hội chợ triển lãm thương mại ở Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Lào... Bước đầu, nhiều DN đã kinh doanh có hiệu quả, tạo được uy tín trên thị trường khu vực.
Năm năm liên tục, Công ty nhựa Duy Tân bán hàng qua thị trường Cam-pu-chia và gần đây là thị trường Mi-an-ma. Sản phẩm nhựa của Duy Tân đã đi vào các chợ, cửa hàng ở các nước bạn và được người tiêu dùng nhận biết. Mặt hàng tương ớt của Cholimex cũng có mặt ở Cam-pu-chia, Phi-li-pin 10 năm nay với giá cả hợp lý. Công ty giấy Sài Gòn bắt đầu xuất khẩu giấy tiêu dùng từ năm 2011. Năm 2014, DN này đã xuất khẩu hơn 5.000 tấn sản phẩm sang Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-li-pin, Cam-pu-chia. Công ty bút bi Thiên Long đã làm ăn tại Mi-an-ma nhiều năm nay và hiện nay Mi-an-ma đang tiêu thụ hơn 10% tổng doanh số sản phẩm Thiên Long ở nước ngoài. Thiên Long cũng bắt đầu có mặt tại thị trường Thái-lan, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia...
Đại diện Công ty TNHH Bùi Văn Ngọ chuyên sản xuất máy nông nghiệp cho biết, hầu hết các nước ASEAN đều có trồng lúa, nên các dòng máy cơ khí chế biến, xay xát do công ty sản xuất cũng đã có mặt ở nhiều nước trong khu vực...
Trao đổi về vấn đề hội nhập AEC với các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều DN cho rằng, AEC không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Phần đông các DN quan tâm nhiều hơn đến TPP, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU, FTA. DN thường tìm cách tiếp cận các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Hàn Quốc mà chưa chú ý đến AEC vì cho rằng đây là thị trường nhỏ. Chính vì vậy, thời gian qua, các DN của Trung Quốc, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a đã ồ ạt đưa khá nhiều mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, hàng gia dụng, điện máy sang thị trường Việt Nam khiến cho hoạt động sản xuất của DN trong nước bị ảnh hưởng không nhỏ.
Trong khi đó, theo Bộ Công thương, AEC mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới qua việc loại bỏ rào cản thương mại và dịch vụ. Chẳng hạn, về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, có đến 60% sản phẩm sản xuất từ các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN và hội nhập kinh tế quốc tế. Với Việt Nam, AEC giúp nền kinh tế trong nước có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngay từ bây giờ, nếu không muốn nói là đã khá muộn, DN cần đề ra chiến lược cấp khu vực để tận dụng hết lợi thế từ môi trường kinh doanh mới. Trước mắt, DN cần có sự chuẩn bị chu đáo từ sản phẩm, bao bì, mẫu mã, quy cách đến các phương thức thâm nhập thị trường phù hợp. Cần nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khu vực để vừa tăng thị phần, vừa giảm nhập siêu, từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với các quốc gia thành viên ASEAN. DN cần chủ động nhận biết các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật tại các thị trường phát triển. Tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh theo phân khúc, mạng, cụm, chuỗi. Bắt tay liên kết, liên doanh giữa các DN Việt Nam nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tại “sân nhà” và thị trường ngoài nước.
Về phía Nhà nước, cần đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khẩn trương hệ thống hóa và điều chỉnh các điều luật liên quan không còn phù hợp. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ DN thông qua việc cắt giảm chi phí đầu vào và cung ứng dịch vụ hành chính công với thời gian ngắn nhất. Sớm xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ DN trong nước. Cùng với việc cổ phần hóa, nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh của DN nhà nước, cần tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn để DN tư nhân có thể cạnh tranh với DN khối ASEAN.
Năm 2015 được xác định là năm hội nhập với rất nhiều hiệp định song phương và đa phương được ký kết và có hiệu lực. Cùng với sự hỗ trợ ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các DN phải không ngừng nỗ lực, năng động để chủ động tận dụng các cơ hội nhằm bán được nhiều hàng hóa, đương đầu với những thách thức để trụ vững ở thị trường trong nước và vươn ra mạnh mẽ ở thị trường ngoài nước, trước mắt là trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Năm năm liên tục, Công ty nhựa Duy Tân bán hàng qua thị trường Cam-pu-chia và gần đây là thị trường Mi-an-ma. Sản phẩm nhựa của Duy Tân đã đi vào các chợ, cửa hàng ở các nước bạn và được người tiêu dùng nhận biết. Mặt hàng tương ớt của Cholimex cũng có mặt ở Cam-pu-chia, Phi-li-pin 10 năm nay với giá cả hợp lý. Công ty giấy Sài Gòn bắt đầu xuất khẩu giấy tiêu dùng từ năm 2011. Năm 2014, DN này đã xuất khẩu hơn 5.000 tấn sản phẩm sang Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-li-pin, Cam-pu-chia. Công ty bút bi Thiên Long đã làm ăn tại Mi-an-ma nhiều năm nay và hiện nay Mi-an-ma đang tiêu thụ hơn 10% tổng doanh số sản phẩm Thiên Long ở nước ngoài. Thiên Long cũng bắt đầu có mặt tại thị trường Thái-lan, Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia...
Đại diện Công ty TNHH Bùi Văn Ngọ chuyên sản xuất máy nông nghiệp cho biết, hầu hết các nước ASEAN đều có trồng lúa, nên các dòng máy cơ khí chế biến, xay xát do công ty sản xuất cũng đã có mặt ở nhiều nước trong khu vực...
Trao đổi về vấn đề hội nhập AEC với các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều DN cho rằng, AEC không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Phần đông các DN quan tâm nhiều hơn đến TPP, Hiệp định thương mại Việt Nam - EU, FTA. DN thường tìm cách tiếp cận các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Hàn Quốc mà chưa chú ý đến AEC vì cho rằng đây là thị trường nhỏ. Chính vì vậy, thời gian qua, các DN của Trung Quốc, Thái-lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a đã ồ ạt đưa khá nhiều mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, hàng gia dụng, điện máy sang thị trường Việt Nam khiến cho hoạt động sản xuất của DN trong nước bị ảnh hưởng không nhỏ.
Trong khi đó, theo Bộ Công thương, AEC mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới qua việc loại bỏ rào cản thương mại và dịch vụ. Chẳng hạn, về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, có đến 60% sản phẩm sản xuất từ các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do trong ASEAN và hội nhập kinh tế quốc tế. Với Việt Nam, AEC giúp nền kinh tế trong nước có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngay từ bây giờ, nếu không muốn nói là đã khá muộn, DN cần đề ra chiến lược cấp khu vực để tận dụng hết lợi thế từ môi trường kinh doanh mới. Trước mắt, DN cần có sự chuẩn bị chu đáo từ sản phẩm, bao bì, mẫu mã, quy cách đến các phương thức thâm nhập thị trường phù hợp. Cần nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường khu vực để vừa tăng thị phần, vừa giảm nhập siêu, từng bước cân bằng cán cân thương mại trong buôn bán với các quốc gia thành viên ASEAN. DN cần chủ động nhận biết các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật tại các thị trường phát triển. Tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh theo phân khúc, mạng, cụm, chuỗi. Bắt tay liên kết, liên doanh giữa các DN Việt Nam nhằm khai thác cơ hội kinh doanh tại “sân nhà” và thị trường ngoài nước.
Về phía Nhà nước, cần đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khẩn trương hệ thống hóa và điều chỉnh các điều luật liên quan không còn phù hợp. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ DN thông qua việc cắt giảm chi phí đầu vào và cung ứng dịch vụ hành chính công với thời gian ngắn nhất. Sớm xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ DN trong nước. Cùng với việc cổ phần hóa, nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh của DN nhà nước, cần tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn để DN tư nhân có thể cạnh tranh với DN khối ASEAN.
Năm 2015 được xác định là năm hội nhập với rất nhiều hiệp định song phương và đa phương được ký kết và có hiệu lực. Cùng với sự hỗ trợ ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các DN phải không ngừng nỗ lực, năng động để chủ động tận dụng các cơ hội nhằm bán được nhiều hàng hóa, đương đầu với những thách thức để trụ vững ở thị trường trong nước và vươn ra mạnh mẽ ở thị trường ngoài nước, trước mắt là trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Ngày 16/06/2015
Nguồn: Nhân Dân
Nguồn: Nhân Dân
Các tin khác
- Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (03/07/2025)
- Mỹ thu hẹp trọng tâm thương mại để đảm bảo các thỏa thuận trước thời hạn áp thuế (02/07/2025)
- Hàn Quốc xoay trục thương mại sang Việt Nam khi thuế quan Mỹ làm lung lay trụ cột xuất khẩu (02/07/2025)
- Dự báo xuất siêu hàng hóa đạt 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025 (02/07/2025)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam- EU tăng 40% nhờ EVFTA (02/07/2025)