Chủ động tận dụng cơ hội từ nguyên liệu

18/06/2014 12:00 - 628 lượt xem

Muốn tận dụng hiệu quả cơ hội từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để mở rộng thị phần và quy mô xuất khẩu hàng may mặc, doanh nghiệp (DN) dệt may nội địa cần chủ động từ khâu nguyên liệu.

 

CôngThương - Lợiích không nhỏ

 

Dệt may là ngành có thể thu đượclợi ích lớn nếu TPP được ký kết, bởi khoảng 60% thị phần xuất khẩu hàng dệt maysang thị trường TTP. Đặc biệt, trong đó có Hoa Kỳ - thị trường chủ lực xuấtkhẩu hàng dệt may của Việt Nam,với kim ngạch đạt gần 9 tỷ USD trong năm 2013.

 

Hiện tại hàng may mặc Việt Namvào thị trường Hoa Kỳ vẫn phải chịu mức thuế suất khoảng 17-18%. Nếu TPP đượcký kết, thuế suất nhập khẩu sẽ được đưa về 0% và ngành dệt may Việt Nam có thểduy trì tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ khoảng 15-20%/năm.

 

Giả thiết TPP được ký kết trong nămnay, các chuyên gia lạc quan dự báo rằng, kim ngạch xuất khẩu dệt may của ViệtNam ước tính sẽ đạt khoảng 25 tỷ USD vào năm 2017; đến năm 2025, quy mô xuấtkhẩu toàn ngành dệt may có thể đạt mức 50 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần so với năm2013. Mức tác động này được coi còn tích cực hơn cả việc ký kết Hiệp định gianhập WTO (sau 5 năm gia nhập WTO, giá trị xuất khẩu dệt may tăng gấp 2 lần).

 

Ông Fred Burke - Trưởng Nhóm Công tác đầu tư và thương mại của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam:

 Hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu muốn được hưởng thuế suất TPP thì nguyên liệu phải có nguồn gốc quốc gia TPP hoặc ít nhất phải được kéo thành sợi, dệt, nhuộm tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam nên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp dệt để cung ứng sản phẩm cho may mặc.

Chủ động từ nguyên liệu

 

Tuy nhiên, muốn tận dụng hiệu quảcơ hội từ TPP, các DN dệt may phải giải quyết tốt “bài toán” xuất xứ hàng hóa.Thực tế, ngành công nghiệp may mặc Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyênliệu nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa ước tính mới đạt khoảng 52% vào cuối năm2013. Ông Lê Tiến Trưởng - Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may ViệtNam (Vinatex) - cho biết: Trên cơ sở tiếp cận các quan điểm đàm phán về quy tắcxuất xứ cũng như tỷ lệ nguyên liệu sản xuất trong TPP, ngành dệt may đang chuẩnbị thêm các yếu tố cho sản xuất nguyên liệu, đến nay, đã có thể chủ động trongsản xuất sợi. Nếu TTP có quy tắc xuất xứ từ sợi thì Việt Nam có đủ nguồnsợi trong nước phục vụ cho dệt để nâng cao tỷ trọng nguyên liệu may mặc.

Theo nhận định của các chuyên gia,tác động về quy tắc xuất xứ hàng hóa từ TPP trong dài hạn sẽ giúp ngành dệt maychú trọng hơn vào sản xuất nguyên liệu ở các khâu sợi, dệt, nhuộm, nâng tỷ lệnội địa hóa sản phẩm may mặc lên trên 60% vào năm 2015, nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững.

 

Khi thời gian hiện thực hóa TPPngày càng gần, nội dung và mức độ lợi ích có thể tận dụng được từ TPP ngày càngrõ ràng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính, công nghệ vànăng lực thị trường mạnh đã có những động thái tích cực để đón đầu tận dụngxuất xứ từ Việt Nam. Trong khi đó, năng lực đầu tư phát triển của các DN dệtmay nội địa còn bộc lộ nhiều hạn chế. Toàn ngành dệt may trong 5 năm gần đâychỉ đầu tư cho sản xuất mới được khoảng 1,2 triệu cọc sợi; trong khi đó, chỉ 1DN Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam 3 năm họ đã đầu tư sản xuất mới được 1 triệucọc sợi (riêng năm 2013 đầu tư thêm 500.000 cọc). Nếu các DN dệt may nội địakhông tích cực chủ động, nhà nước không có những chính sách phù hợp thúc đẩytăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa, khuyến khích các DN dệt may phát triển chuỗi cungứng sử dụng nguyên liệu trong nước, thì những lợi ích và lợi thế cạnh tranh thuđược từ TPP không phải là DN Việt Nam mà từ các DN có vốn nước ngoài.

 

Nguồn: http:// www.baocongthuong.com.vn/

Quảng cáo sản phẩm