Cơ hội nào cho Việt Nam?
12/08/2008 07:50
Việt
Ông có thể giới thiệu về FTA giữa ASEAN và EU, cũng như tiến triển củaquá trình đàm phán Hiệp định này?
Ý tưởng về một FTA giữa ASEAN và EUđã xuất hiện từ lâu, nhưng phải tới tháng 4/2005, các bộ trưởng Kinh tế ASEANvà Cao ủy Thương mại EU mới quyết định thành lập Nhóm Tầm nhìn (Vision Group) đểnghiên cứu khả thi về FTA này. Trên cơ sở báo cáo của Nhóm, tháng 5/2007, các bộtrưởng và cao ủy đã quyết định khởi động đàm phán FTA giữa ASEAN và EU. Trongđó, ASEAN đàm phán với EU như một khối thống nhất, không phải là phép cộng củacác FTA được đàm phán riêng lẻ giữa EU và từng thành viên ASEAN.
Theo chỉ đạo của các bộ trưởng, haibên đã lập ra Ủy ban hỗn hợp để tiến hành đàm phán. Việt
Kết quả đàm phán cho tới nay là như thế nào, thưa ông?
Trong 2 phiên đầu tiên, hai bên chủyếu bàn về tổ chức và quy chế đàm phán, đồng thời xác định chương trình làm việccho năm 2007 và 2008. Tới phiên thứ ba (tháng 1/2008), phía EU mới chính thứcđưa ra quan điểm đàm phán cho một số nội dung chính. ASEAN cũng đã đưa ra quanđiểm đàm phán của mình và cho tới nay, hai bên vẫn đang nỗ lực tìm tiếng nóichung về phạm vi đàm phán.
EU mong muốn thiết lập một FTA có phạmvi rộng, mức độ cam kết sâu, trong khi một số nước ASEAN lại coi đề xuất của EUlà “quá tham vọng”, bởi vừa vượt quá xa so với các chuẩn mực của WTO, vừa bao gồmnhiều vấn đề chưa từng có tiền lệ trong đàm phán FTA giữa ASEAN và các đối táckhác. Vì thế, đàm phán mới chỉ tiến triển trong các lĩnh vực truyền thống, nhưthương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Với các lĩnh vực mới mà EU đềxuất như sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh và phát triểnbền vững, hai bên mới dừng ở mức trao đổi quan điểm.
Theo ông, Việt
Theo một vài nghiên cứu về lợi íchmà FTA này có thể mang lại cho các bên, GDP của các nước ASEAN sẽ tăng đượcthêm 2 điểm phần trăm vào năm 2020, xuất khẩu của các nước ASEAN vào EU cũng sẽtăng 18,5%, dịch vụ sẽ tăng tới 80%... Quan điểm của chúng tôi là thận trọng vớicác phân tích định lượng, bởi có quá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc lượnghóa các lợi ích.
Xét về định tính thì bức tranh có rõhơn một chút. Trước hết, chỉ thông qua một cuộc đàm phán, chúng ta sẽ có thêmcơ hội thâm nhập vào thị trường của 27 quốc gia, nhất là các quốc gia mới gia nhậpEU. Thứ hai, FTA với EU có thể tạo ra sự hấp dẫn mới đối với đầu tư nước ngoài,giúp nước ta nâng cao năng lực cạnh tranh. Cuối cùng, tham gia vào FTA với EU sẽgiúp ta tránh được thua thiệt so với các nước đã và sẽ ký FTA với EU.
các nhà xuất khẩu Việt
Với những mặt hàng mà thuế nhập khẩucủa EU sẽ được giảm xuống 0%, thì việc có hay không có GSP sẽ không còn là vấnđề lớn. Quan điểm của Việt Nam là, những mặt hàng mà Việt Nam đang được hưởng GSPkhi xuất khẩu vào EU, thì thuế nhập khẩu của EU cần phải được xóa bỏ ngay lập tứctrong khuôn khổ FTA ASEAN-EU. Đàm phán việc này không dễ, bởi GSP là cơ chế đơnphương, trong khi FTA là cơ chế có đi - có lại.
Về chống bán phá giá, vấn đề có phứctạp hơn, bởi về lý thuyết, đây không bị coi là rào cản thương mại và thườngkhông phải là đối tượng của đàm phán FTA. Nếu chống bán phá giá được đề cậptrong FTA này, thì có lẽ chỉ bàn được về quy trình, thủ tục điều tra và áp dụngcác biện pháp chống bán phá giá, làm cho chúng trở nên minh bạch và công bằnghơn mà thôi. Riêng với Việt
Trong bối cảnh thâm hụt thương mại đang tăng mạnh, ông có cho rằng, ViệtNam nên “đi chậm lại” hoặc “đi chậm hơn” so với các nước trong việc đàm pháncác FTA?
Thâm hụt thương mại trong thời gianqua là hệ quả của nhiều nguyên nhân, không nhất thiết là vì chúng ta tham giacác FTA. Tuy nhiên, có lẽ cũng đã đến lúc phải tổng kết lại kết quả tham giacác FTA trong thời gian qua, để đưa ra định hướng đàm phán FTA thời gian tới.
Có một vấn đề cần được lưu ý ở đâylà, nếu chúng ta không ký kết hoặc tham gia vào một FTA với một thị trường nàođó, thì xuất khẩu của chúng ta sẽ ở vào thế thua thiệt hơn so với các đối thủ cạnhtranh, nếu họ đã hoặc sẽ ký FTA với thị trường này. Trên thế giới, đã có nhiềutrường hợp mà việc tham gia FTA là lựa chọn bắt buộc, bởi không muốn bị phân biệtđối xử trên thị trường mục tiêu. Theo tôi, đây không phải là lý do tốt để thamgia vào các FTA, nhưng thực tiễn thương mại quốc tế là như vậy.
12/08/2008
Nguồn: Báo đầu tư
Các tin khác
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc ĐTADCBPG đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐ ADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (05/05/2025)
- Bộ Công Thương ban hành QĐSĐBS QĐADTCBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (05/05/2025)
- Động lực mới cho thị trường ô tô nhập khẩu (05/05/2025)
- EC lùi thời gian thanh tra “thẻ vàng” IUU đến cuối năm (05/05/2025)