Cơ hội nào cho xuất khẩu sang Nhật?
04/04/2011 12:00
Đến nay, vẫn chưa có một báo cáo chính thức nào về mức độ ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tìm thấy cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật, ít nhất là trong ngắn hạn.
Nhật là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và ASEAN với kim ngạch 7,73 tỉ đô la trong năm 2010, chiếm 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thống kê cho thấy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật trong hai tháng qua đạt 1,243 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, giày dép tăng 77,2%, than đá tăng 75,3%, sắt thép tăng 77,2%, dệt may tăng 41,3%. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra ở Nhật chắc chắn tác động lớn đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện Bộ Công Thương chưa tập hợp được đầy đủ số liệu về những ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa kép này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp làm ăn lâu năm với Nhật nhận định vẫn có thể tìm thấy “cơ trong nguy” ở thị trường này. Viện Nghiên cứu thương mại cũng cho rằng, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật sẽ tăng trưởng trong ngắn hạn. Bởi lẽ, hàng xuất khẩu của Việt Nam qua Nhật là những mặt hàng tiêu dùng cơ bản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nên dù khó khăn, thì người dân và doanh nghiệp Nhật vẫn có nhu cầu.
Hai nhóm hàng xuất khẩu có thể tận dụng cơ hội là nông, thủy sản và nguyên liệu, khoáng sản. Các vụ rò rỉ phóng xạ hạt nhân đang tác động đến nuôi trồng và chế biến rau quả, thủy sản ở Nhật, khiến nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này tăng cao. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý tới chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu kiểm dịch, có thể sẽ trở nên gắt gao hơn sau thảm họa. Nhiều doanh nghiệp đang mong muốn Bộ Công Thương tổ chức một hội chợ hàng thực phẩm Việt Nam tại Nhật ngay trong quí 2 này để tiếp thị.
Bên cạnh đó, sau sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima, Nhật đã mất 30% nguồn cung điện, khiến cho nhu cầu nhập khẩu dầu, than đá tăng lên. Điều này cộng với tình hình chiến sự tại Libya, có thể sẽ giúp cho ngành dầu thô và than đá xuất khẩu cũng có cơ hội tăng trưởng.
Trên thực tế, bài toán lâu dài của các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn là sự ổn định của các đơn hàng. Vấn đề là trong nhiều năm qua, chúng ta vẫn chưa đáp ứng được điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp Việt Nam, không ít doanh nghiệp Nhật đã nhận định rằng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam chưa mạnh vì chất lượng kém, thường vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ cấu hàng ít được cải thiện...
Đối với các mặt hàng như mạch điện tử tích hợp, linh kiện, dây cáp điện, mô tơ nhỏ, dù Việt Nam xuất sang Nhật với số lượng khá lớn (kim ngạch gần 1 tỉ đô la/năm cho mỗi nhóm hàng) nhưng chủ yếu là hàng của các doanh nghiệp FDI đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam; trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật xuất khẩu ngược trở lại cho công ty mẹ ở Nhật.
Trước mắt, do ảnh hưởng của thảm họa, các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn tại Nhật sẽ mất thời gian khôi phục sản xuất, ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu linh kiện, hàng điện tử từ Việt Nam. Tuy nhiên, về trung hạn, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này sẽ tăng trở lại. Vì thế, đây là cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa đầu tư sản xuất, công nghệ phù hợp, quảng bá hình ảnh để tăng cường khả năng cạnh tranh. Thậm chí, có thể nghĩ tới việc hỗ trợ kinh phí cho các đoàn mua hàng (buying mission) của Nhật vào Việt Nam như một sự hợp tác thiện chí với đối tác trong cơn hoạn nạn.
Nhật là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và ASEAN với kim ngạch 7,73 tỉ đô la trong năm 2010, chiếm 10,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thống kê cho thấy, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật trong hai tháng qua đạt 1,243 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, giày dép tăng 77,2%, than đá tăng 75,3%, sắt thép tăng 77,2%, dệt may tăng 41,3%. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra ở Nhật chắc chắn tác động lớn đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện Bộ Công Thương chưa tập hợp được đầy đủ số liệu về những ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa kép này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp làm ăn lâu năm với Nhật nhận định vẫn có thể tìm thấy “cơ trong nguy” ở thị trường này. Viện Nghiên cứu thương mại cũng cho rằng, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật sẽ tăng trưởng trong ngắn hạn. Bởi lẽ, hàng xuất khẩu của Việt Nam qua Nhật là những mặt hàng tiêu dùng cơ bản, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nên dù khó khăn, thì người dân và doanh nghiệp Nhật vẫn có nhu cầu.
Hai nhóm hàng xuất khẩu có thể tận dụng cơ hội là nông, thủy sản và nguyên liệu, khoáng sản. Các vụ rò rỉ phóng xạ hạt nhân đang tác động đến nuôi trồng và chế biến rau quả, thủy sản ở Nhật, khiến nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này tăng cao. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý tới chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm và đáp ứng nhu cầu kiểm dịch, có thể sẽ trở nên gắt gao hơn sau thảm họa. Nhiều doanh nghiệp đang mong muốn Bộ Công Thương tổ chức một hội chợ hàng thực phẩm Việt Nam tại Nhật ngay trong quí 2 này để tiếp thị.
Bên cạnh đó, sau sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima, Nhật đã mất 30% nguồn cung điện, khiến cho nhu cầu nhập khẩu dầu, than đá tăng lên. Điều này cộng với tình hình chiến sự tại Libya, có thể sẽ giúp cho ngành dầu thô và than đá xuất khẩu cũng có cơ hội tăng trưởng.
Trên thực tế, bài toán lâu dài của các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn là sự ổn định của các đơn hàng. Vấn đề là trong nhiều năm qua, chúng ta vẫn chưa đáp ứng được điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại các cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp Việt Nam, không ít doanh nghiệp Nhật đã nhận định rằng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam chưa mạnh vì chất lượng kém, thường vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ cấu hàng ít được cải thiện...
Đối với các mặt hàng như mạch điện tử tích hợp, linh kiện, dây cáp điện, mô tơ nhỏ, dù Việt Nam xuất sang Nhật với số lượng khá lớn (kim ngạch gần 1 tỉ đô la/năm cho mỗi nhóm hàng) nhưng chủ yếu là hàng của các doanh nghiệp FDI đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam; trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật xuất khẩu ngược trở lại cho công ty mẹ ở Nhật.
Trước mắt, do ảnh hưởng của thảm họa, các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn tại Nhật sẽ mất thời gian khôi phục sản xuất, ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu linh kiện, hàng điện tử từ Việt Nam. Tuy nhiên, về trung hạn, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này sẽ tăng trở lại. Vì thế, đây là cơ hội cho các nhà sản xuất nội địa đầu tư sản xuất, công nghệ phù hợp, quảng bá hình ảnh để tăng cường khả năng cạnh tranh. Thậm chí, có thể nghĩ tới việc hỗ trợ kinh phí cho các đoàn mua hàng (buying mission) của Nhật vào Việt Nam như một sự hợp tác thiện chí với đối tác trong cơn hoạn nạn.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn
Các tin khác
- Bộ Công Thương dự thảo siết chặt nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà (14/05/2025)
- Quan điểm của Việt Nam trước tình hình đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (14/05/2025)
- Cá rô phi bước vào thị trường thịt trắng toàn cầu (14/05/2025)
- Australia vừa công nhận quả bưởi Việt Nam đủ điều kiện an toàn sinh học để nhập khẩu (14/05/2025)
- Bước ngoặt thương mại Mỹ - Trung: Không bên nào muốn 'tách rời' (14/05/2025)